Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Cốt tủy của chánh pháp

Hình ảnh
Pháp thoại Cốt tủy của chánh pháp do Thượng tọa Thích Phước Tiến giảng tại chùa Giác Ngộ (Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh) ngày 01-05-2021 Suy cho cùng cốt tủy của chánh pháp là không có gì cả. Điều quan trọng là sự nhận thức của con người, tâm thế nào thì hệ phóng chiếu thế ấy. Chánh pháp của đức Phật được truyền tải thông qua Kinh điển là chủ yếu. Kinh điển không hiển nhiên, không mặc định là chân lý mà bản chất thật của nó là phương tiện để đạt được chân lý, để giác ngộ. Thông qua bài giảng này, Thượng tọa khai sáng cho quý hành giả về một niềm tin không mù mờ, một niềm tin đã trải qua sự thấu rõ, tinh tường. Học Phật pháp là cách con người có trí tuệ; có trí tuệ để sáng suốt, từ đó nhìn được mọi vấn đề. Hơn hết, con người có thể đạt được chân như, thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát. Song với đó, con người cũng nhận thức được rằng dẫu pháp lành hay không lành thì cũng đều phục vụ do những thuận duyên. Nói trắng ra, tâm và suy nghĩ thế nào thì sự thể hiện sẽ như vậy. Từ bài thuyết giảng

Truyện thơ Cuộc đời đức Phật Thích Ca

Hình ảnh
Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đình vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành tìm đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi. Xem thêm: Phim cuộc đời Đức Phật Thích Ca trọn bộ 55 tập rất hay Cuốn truyện thơ với hơn 1600 câu thơ lục bát chỉ diễn tả được ngắn gọn về cuộc đời đức Phật, cuộc đời của một người đã được tôn xưng là bậc “đại hùng đại lực, đại từ đại bi, đại hỷ đại xả”: “Đại hùng đại lực” vì thắng người đã là một chuyện khó, nhưng Ngài thắng được chính mình, thắng được những dục vọng thấp hèn của chính bản thân mình, đây là điều khó hơn rất nhiều. “Đại từ đại bi” vì Ngài có lòng từ vô lượng mà đi tìm con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh, chứ không vì quyền lợi hạn hẹp của riêng mình hay gia đình giòng họ hoặc quốc gia mình. “Đại hỷ đại xả” vì Ngài quyết tâm từ bỏ cuộc s

Ấm trà phúc đức

Thưở xưa có vị tu hành Thật là đức hạnh nổi danh vô cùng Thầy tên là sư Chánh Thông Lâu nay muốn kiếm trong vùng rừng thưa Một nơi thuận tiện xây chùa Giúp cho Phật tử chỗ tu dễ dàng. Một hôm đầy ánh trăng vàng Sau khi tắm suối, sư đang trở về Băng ngang giữa cánh rừng khuya Bỗng nghe vẳng tiếng ai kia kêu thầy, Quay nhìn quanh quất đâu đây Thấy ngay thấp thoáng dưới cây bóng hình Người trông giống hồ ly tinh Bước ra đảnh lễ cúi mình thưa ngay: “Con xin phép hướng dẫn thầy Tới nơi thích hợp để xây dựng chùa!” Lời người lạ thoảng như ru Sư nghe ưng thuận rất ư vui mừng Cả hai đêm đó lên đường Vượt đèo, lội suối, băng rừng, trèo non Tới nơi thoả nguyện chờ mong Ngọn đồi thơ mộng mênh mông vô cùng Sư nhìn khoảnh đất rất mừng Và rồi quyết định chọn vùng này ngay Sẽ xây chùa tại chốn đây Bõ công tìm kiếm bao ngày tháng qua. Thời gian thấm thoắt trôi xa Chùa nay hoàn tất thật là khang trang Mậu Lâm Tự tỏa đạo vàng Anh chàng chỉ lối dẫn đường thuở xưa Giờ đây tìm

Tranh chăn trâu đại thừa

Hình ảnh
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “ tiệm ”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.  Tâm là con trâu, người chăn là mình. Vì có trâu nên có mục đồng, vì có tâm nên có cảnh. Từ khi tìm được trâu để chăn cho đến khi việc chăn thành tựu phải trải qua mười giai đoạn, được minh họa bằng mười bức tranh liên hoàn. Tranh chăn trâu Đại thừa nhằm vào sự c

Vua rắn núi Phổ Đà

Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây Họ hàng nhà rắn đông thay Và riêng vua rắn lâu nay tu hành Nghìn năm tu luyện tinh anh Phép thần thông giỏi nổi danh xa gần. Rắn thua đức Quán Thế Âm Sau khi đấu phép thần thông tranh tài Mới đành chịu nhượng bộ ngài Cho ngài mượn núi làm nơi đạo tràng, Rắn lo ngại cho họ hàng Bị người giết hại nguy nan vô cùng. Đức Quán Âm: “Hãy an lòng Họ hàng nhà rắn hiện trong núi này Cứ yên cư ngụ nơi đây Người và rắn sống chung đầy tình thương Ai làm hại phải bồi thường Mạng đem thường mạng khó đường tránh qua, Quyền vua rắn xử chẳng tha Sẽ niêm yết bảng gần xa khắp vùng Và loan báo rõ lệnh chung Để người gìn giữ tránh đường sát sinh!” Thế là trên ngọn núi xanh Đạo tràng nghiêm túc lập thành nơi đây Đã qua bao tháng cùng ngày Hành hương khách ghé núi này thật đông Người và rắn sống yên lòng

Đi tìm con đường bất tử

Hình ảnh
Pháp thoại Đi tìm con đường bất tử được Thầy Thích Phước Tiến chia sẻ trực tuyến trong Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 Xem thêm: Phim cuộc đời Đức Phật Thích Ca 5 / 5 ( 1 bình chọn ) source https://www.niemphat.vn/di-tim-con-duong-bat-tu/

Đối thoại thiền

Hình ảnh
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu. * Một chàng mỗi sáng mua rau Thường hay vội vã qua mau đường này, Chàng hàng xóm gặp hỏi ngay: “Thật duyên hội ngộ! Hôm nay đẹp trời! Bạn đi đâu đấy bạn ơi?” Chàng mua rau vội trả lời vui sao: “Tôi đi bất cứ nơi nào Mà chân tôi đặt bước vào đấy thôi!” Chàng kia nghe nói vậy rồi Miệng thời nín lặng, lòng thời nghĩ suy Về nhờ thầy giúp cứu nguy Mách lời đối đáp câu chi hơn người. Thầy bèn hóm hỉnh mớm lời: “Sáng mai con cứ hỏi người bạn con Một câu y hệt hồi hôm Bạn con nếu trả lời không khác gì Con bèn hỏi tiếp: ‘Vậy thì Nếu chân không có, bạn đi đâu nào?’ Bạn con chắc sẽ điên đầu Hết đường đối đáp, hết câu trả lời.” * Hôm sau vừa rạng mặt trời Hai thiền sinh lại gặp nơi đường này Chàng vừa học được lời thầy Bèn lên tiếng hỏi: “Hôm nay đẹp trời Bạn đi đâu đấy bạn ơi?

Suối nguồn từ bi

Hình ảnh
Pháp thoại Suối nguồn từ bi được Sư cô Hương Nhũ thuyết giảng tại Chùa Hương Tích (Mỹ Đức, Hà Nội) nhân Ngày Khánh Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát 19/2 năm Tân Sửu – Kỷ niệm Ngài Quán Thế Âm đản sanh. Tại sao Chùa Hương chính là một đạo tràng quan trọng nhất của Bồ Tát Quán Thế Âm Việt Nam? Với sự tích Bà Chúa Ba tu hành đắc đạo, trở thành Phật Bà Chùa Hương, Ni Sư Hương Nhũ đã chia sẻ về công năng của sự tu tập. Khi chúng ta giữ thân – khẩu – ý thanh tịnh, tạo các công đức lành, tăng trưởng tâm từ bi, không làm tổn hại chúng sanh, chính là chúng ta đã cúng dường Đức Quán Âm Bồ Tát bằng hương giới đức, hương thanh tịnh, hương trí tuệ của tự thân. 5 / 5 ( 1 bình chọn ) source https://www.niemphat.vn/suoi-nguon-tu-bi/

Chuyển mê khai ngộ

Hình ảnh
Pháp thoại chuyển mê khai ngộ được Thầy Thích Thiện Thuận thuyết giảng tại Tịnh Xá Linh Quang , quận 4, Tp. Hồ Chí Minh 5 / 5 ( 1 bình chọn ) source https://www.niemphat.vn/chuyen-me-khai-ngo/

Tri âm tri kỷ

Hình ảnh
Ngày xưa ở nước Trung Hoa Có hai người bạn rất là thân nhau Một người tài nghệ hàng đầu Chơi đàn điêu luyện ai đâu sánh cùng, Một người có khiếu lạ lùng Nghe đàn sành điệu đã từng nổi danh. Khi đàn vừa trổi âm thanh Người chơi ý muốn tả tình núi cao Tiếng đàn vươn khúc thanh tao Đưa hồn nhân thế nhập vào cõi tiên, Người nghe đàn nhận ra liền Mơ màng lên tiếng: “Đây miền thâm sơn Thiên nhiên ẩn hiện chập chờn Sương giăng núi bạc, mây vờn đỉnh cao”. Khi đàn đưa tiếng rì rào Người chơi gảy khúc sóng trào, nước tuôn Muôn cung bậc giục cơn buồn Gợi hồn non nước, khơi nguồn tâm tư, Người nghe khẽ nói như mơ: “Tưởng chừng tiếng suối lững lờ vây quanh Như dòng nước chảy qua ghềnh Điệu ru lai láng, mạch tình chơi vơi”. * “Sinh, già, bệnh, tử” dòng đời Người nghe đàn bỗng một thời ốm đau Giã từ trần thế còn đâu Cuộc chơi cõi tạm nhuốm mầu biệt ly, Người chơi đàn chẳng thiết chi Dây đàn bèn cắt đứt đi ngay rồi Tiếng đàn từ đó im hơi Bạn vàng khuất bóng ai người biết

Bước chân Đức Phật

Hình ảnh
Pháp thoại Bước chân Đức Phật được Thầy Thích Thiện Thuận và Thầy Thích Hạnh Bảo thuyết giảng tại Chùa Hòa Tiên, Thành phố Đà Nẵng 5 / 5 ( 1 bình chọn ) source https://www.niemphat.vn/buoc-chan-duc-phat/

Tôi tìm tôi trong Phật

Hình ảnh
Nhân ngày Phật Đản Sanh tôi tìm thấy tôi trong Phật. Khi tôi ngồi thiền định tôi nhìn thấy tượng Phật trước mắt và thiền đưa đến tôi tìm thấy tôi trong tượng Phật đó. Tại sao vậy? Có lẽ tôi tưởng tượng vọng niệm nên thiền định dạy rằng khi thiền gặp tổ giết tổ, gặp Phật giết Phật vì tổ Phật đây là ma cảnh là vọng tưởng là vọng niệm. Ma cảnh này do lòng mong cầu của tôi dâng lên cao quá nên tôi đã tưởng tượng tôi là Phật, trí tuệ tôi đang có là tuệ giác của Phật. Cũng có thể nói đó cái ngã của tôi quá cao, nên tôi nghĩ rằng bấy lâu nay tôi thiền đạt tánh giác mà kiến tánh giác thì thành Phật. Tôi nghĩ đến câu tức tâm tức Phật thì tâm tôi bây giờ là Phật rồi thì tôi thành Phật. Tôi đâu hiểu rằng tức là có duyên trong chữ tức đó. Tâm do duyên là chân tâm thì làm duyên là tâm Phật. Vậy kinh bảo chúng sanh đều có Phật tánh và tu tập sẽ thành Phật là sao? Tôi tìm thấy tôi trong Phật và tôi tìm thấy Phật trong tôi. Phật tánh là gì? Phật tánh là tánh giác, vậy giác là biết cái gì? Các nhà