Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

Mẹ – Tác phẩm của tạo hoá

Hình ảnh
Pháp thoại Mẹ – Tác phẩm của tạo hoá do Thượng tọa Thích Phước Tiến giảng tại Chùa Hòa Khánh (Bình Thạnh – HCM) ngày 29-07-2022 5/5 - (1 bình chọn) source https://www.niemphat.vn/me-tac-pham-cua-tao-hoa

Thà ăn mặn niệm Phật chứ không ăn chay mắng người

Hình ảnh
Hoà thượng Hải Hiền dạy thà ăn mặn niệm Phật chứ không ăn chay mắng người . Làm việc luôn thận trọng, còn hơn đọc kinh suông. Nhất định phải khéo giữ khẩu nghiệp, nhất định không được phép phỉ báng bậc thánh hiền Am nhỏ này của tôi, thức ăn là thức ăn khổ, đồ mặc là đồ vá. Các anh đến đây nếu có thể chịu khổ được, có thể chịu khổ được mới có thể hiểu khổ. Anh không đến, tôi không trách, đến rồi thì phải giữ giới của tôi, đi đến đâu thì phải tuân thủ theo nề nếp ở đó. Ông cụ từng nhiều lần giáo huấn các đệ tử rằng: thà ăn mặn mà niệm phật, chứ không được phép ăn chay mà mắng người. Hiền công thường nói: làm việc luôn thận trọng, còn hơn đọc kinh suông. Người xuất gia chúng ta nhất định phải độ lượng lớn, có thể khoan dung người khác, vĩnh viễn nhớ kỹ: “người nhẫn tự an”. Đừng sợ không có chùa, chỉ sợ không có đạo, không mù không điếc, không xứng trụ trì. Cổ đức nói rằng: tỏ ra vụng về mới là khéo. Cổ đức dạy chúng ta: không nên phỉ báng chỗ mà đại chúng mong quay về. Bởi vì “

Sao người mãi lặng im

Hình ảnh
Pháp thoại Sao người mãi lặng im được Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ chia sẻ tại Chùa Long Vân (Biên Hoà, Đồng Nai) 5/5 - (1 bình chọn) source https://www.niemphat.vn/sao-nguoi-mai-lang-im

Thân giáo của Hòa thượng Tịnh Không

Hình ảnh
Thân giáo của Hòa thượng Tịnh Không (theo lời kể của Pháp Sư Ngộ Hạnh) Thân giáo là một trong ba phương thức giáo dục Phật giáo: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Bởi dù người dạy có ý tưởng hay, lời nói đẹp mà thân hành không trang nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm thì làm sao tạo ra sức thuyết phục và chuyển hóa hội chúng. Do vậy, thân giáo là chuẩn mực, là quy phạm để chúng ta tự nhìn lại chính mình. Vì thật khó có thể dạy người phải làm như thế này, không nên làm như thế kia, khuyên răn người đừng phạm lỗi lầm v.v…, trong khi chúng ta vẫn còn nhiều lầm lỗi. Nếu thân mà không nghiêm, việc làm không chánh trực thì chắc chắn dù nói lời hay, ý tưởng đẹp đều không có giá trị giáo dục, chuyển hóa người khác. Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Trước hết tự đặt mình Vào những gì thích đáng Sau mới giáo hóa người Người trí khỏi bị nhiễm” (PC-158) …Sau khi trở về Sư phụ ngài gọi tôi đến, lấy ảnh chụp bệnh viện đưa cho tôi xem, bệnh viện tên là “Bệnh viện Tịnh Không”. Sư phụ nói:

Cuộc đời hòa thượng Tịnh Không

Hình ảnh
Cuộc đời Hòa thượng Tịnh Không Hoà thượng Tịnh Không (thường gọi là Pháp sư Tịnh Không) thế danh là Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại huyện Lông Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu ông sống và học tập tại tỉnh Phúc Kiến và Quý Châu. Hòa thượng Tịnh Không thế danh Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại Lông Giang, An Huy, Trung Quốc Năm 1949 ông định cư tại Đài Loan, làm việc tại Thực Tiễn Học Xá. Từ năm 1956 – 1959 Tịnh Không học Mật Tông với Đại sư Chương Gia. Từ năm 1959 – 1969 Tịnh Không học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Năm 1959 ông được chế độ tại chùa Lâm Tế – Đài Bắc – Đài Loan, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ giới cụ túc ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới. Do tuổi cao sức yếu, Đại lão Hòa thượng pháp sư Tịnh Không đã viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022 , trụ thế 96 tuổi. Thành Kính đảnh lễ giác linh Ân Sư Đại Lão Hoà Thượng Thượng Tịnh Hạ Không Các Kinh hoà thượng Tịnh Không đã giản

Đạt được chữ không

Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong gia đình nọ mới vừa sinh ra Một trai vui vẻ cửa nhà Đến khi khôn lớn tỏ ra khác người Không ham vương vấn chuyện đời Thú vui trần tục chàng thời xả luôn Tìm vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ tâm hồn thanh cao Thế rồi hương đạo dạt dào Năm trăm người đã tìm vào xin theo Trở thành đệ tử sớm chiều Tôn chàng làm vị thầy nhiều uy danh. Thầy lo tinh tấn tu hành Lại luôn thiền định nhiệt thành bản thân Đạt quyền năng bậc siêu nhân Như bay lơ lửng trên tầng hư không Hay là đọc được nỗi lòng Tâm tư thầm kín người chung quanh mình Thần thông đó quả thật tình Khiến cho đệ tử tâm thành phục ngay. * Vào mùa mưa gió năm nay Hai trăm năm chục người quay về làng Theo chân đệ tử trưởng tràng Lấy hàng, lấy muối để mang về dùng Phái đoàn chưa trở lại rừng Thời ông thầy sắp mệnh chung chốn này Bao nhiêu đệ tử còn đây Vây quanh chỉ hỏi ông thầy một câu: “Thầy tu thiền định đã lâu Cuối cùng đạt phép nhiệm mầu gì chăng?” Thầy đang mệt, khó nói năng

10 chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Hình ảnh
Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương. Những chuẩn mực đạo đức bổ sung đó, theo sự phân định của một số bộ luật Phật giáo, thì đôi khi được xem là giới không quan trọng  (khinh giới) , có lúc được xem là những phép ứng xử  (học pháp)  giữa người với người. Từ thực tiễn đời sống, để đạo đức Phật giáo dễ dàng lan tỏa, thì việc làm sáng tỏ những chuẩn mực đạo đức Phật giáo là yêu cầu bức thiết. Trong vô vàn những chuẩn mực đạo đức Phật giáo được thể hiện rải rác trong các bộ kinh, luật, luận, sớ giải… người viết tạm thời đề xuất 10 chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo. Đó là: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo. 10 chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo 10 chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo 1. Khiêm hạ Trước hết

Hòa thượng Tịnh Không viên tịch

Hình ảnh
☸️ Đại lão Hoà thượng pháp sư tôn hiệu Thích Tịnh Không viên tịch. 🙏🏻Hòa thượng Tịnh Không – Vị Pháp sư tôn quý của Phật giáo có tầm ảnh hưởng lan toả chánh pháp khắp nơi trên Thế giới đã thu thần viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022 , trụ thế 96 tuổi. 🙏🏻 Kính nguyện Giác Linh Lão Pháp Sư Tân Viên Tịch Hoà Thượng đạo hiệu thượng Tịnh hạ Không cao đăng Phật Quốc, hồi nhập ta bà, phân thân hoá độ. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 🙏🏻🙏🏻🙏🏻 Hòa thượng Tịnh Không viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi. Cuộc đời Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không Hoà thượng Tịnh Không (thường gọi là Pháp sư Tịnh Không) thế danh là Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại huyện Lông Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu ông sống và học tập tại tỉnh Phúc Kiến và Quý Châu. Năm 1949 ông định cư tại Đài Loan, làm việc tại Thực Tiễn Học Xá. Từ năm 1956 – 1959 Tịnh Không học Mật Tông với Đại sư Chương Gia. Từ năm 1959 – 1969 Tịnh Không học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam.

Dạy khỉ nói

Nước kia có một ông vua Vốn ham việc lạ, lại ưa chuyện đùa Tuổi vua bẩy chục có thừa Một hôm cao hứng nhân mùa đầu Xuân Vua truyền lệnh khắp xa gần Từ quan cho chí tới dân hay rằng Nhà vua ban thưởng ngàn vàng Cho ai dạy khỉ nói năng như người. Các quan phải dự cuộc chơi Cố công tìm khỉ các nơi đưa về Quan nào dạy khỉ lành nghề Thưởng vàng, tăng chức đôi bề vui thay! Quan nào dạy khỉ không hay Phạt tiền, giáng chức xuống ngay tức thời! Các quan than khổ thấu trời Xưa nay khỉ nói tiếng người được đâu! * Đột nhiên có lão bạc đầu Tuổi ngoài bẩy chục xin hầu chuyện vua Quỳ thưa: “Nghề nghiệp từ xưa Chuyên môn dạy khỉ nói như tiếng người Cả nhà từng trải mấy đời Nghề riêng dạy khỉ vốn nơi gia truyền!”. Vua nghe hứng thú vô biên, Lão ông lên tiếng nói thêm đôi điều: “Công phu dạy khỉ khá nhiều Muốn cho khỉ nói được theo tiếng người Hàng ngày kiên nhẫn mớm lời Ít ra phải mất hai mươi năm trường!” Lão xin nhận trước nửa vàng Về nhà sửa soạn lên đường đi xa Khỉ th