Hòa thượng Tịnh Không viên tịch

☸️ Đại lão Hoà thượng pháp sư tôn hiệu Thích Tịnh Không viên tịch.

🙏🏻Hòa thượng Tịnh Không – Vị Pháp sư tôn quý của Phật giáo có tầm ảnh hưởng lan toả chánh pháp khắp nơi trên Thế giới đã thu thần viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022 , trụ thế 96 tuổi.

🙏🏻 Kính nguyện Giác Linh Lão Pháp Sư Tân Viên Tịch Hoà Thượng đạo hiệu thượng Tịnh hạ Không cao đăng Phật Quốc, hồi nhập ta bà, phân thân hoá độ.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

🙏🏻🙏🏻🙏🏻

Hòa thượng Tịnh Không viên tịch
Hòa thượng Tịnh Không viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi.

Cuộc đời Hòa thượng Pháp sư Tịnh Không

Hoà thượng Tịnh Không (thường gọi là Pháp sư Tịnh Không) thế danh là Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại huyện Lông Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu ông sống và học tập tại tỉnh Phúc Kiến và Quý Châu.

  • Năm 1949 ông định cư tại Đài Loan, làm việc tại Thực Tiễn Học Xá.
  • Từ năm 1956 – 1959 Tịnh Không học Mật Tông với Đại sư Chương Gia.
  • Từ năm 1959 – 1969 Tịnh Không học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam.
  • Năm 1959 ông được chế độ tại chùa Lâm Tế – Đài Bắc – Đài Loan, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không.
  • Sau khi thọ giới cụ túc ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới.
  • Do tuổi cao sức yếu, Đại lão Hòa thượng pháp sư Tịnh Không đã viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi. Thành Kính đảnh lễ giác linh Ân Sư Đại Lão Hoà Thượng Thượng Tịnh Hạ Không

Các Kinh hoà thượng Tịnh Không đã giảng

  • Kinh Hoa Nghiêm
  • Kinh Pháp Hoa
  • Kinh Lăng Nghiêm
  • Kinh Viên Giác
  • Tịnh Độ Ngũ Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ
  • Kinh A-di-đà
  • Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
  • Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông Chương
  • phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện)
  • Kinh Kim Cang
  • Kinh Địa Tạng
  • Kinh Phạm Võng
  • Kinh Nhân Vương
  • Kinh Đại Bát-nhã Cương Yếu
  • Bát-nhã Tâm Kinh
  • Kinh Bát Đại Nhân Giác
  • Kinh Tứ Thập Nhị Chương
  • Kinh Thù Thắng Chí Lạc
  • Kinh Đương Lai Biến
  • Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo
  • Kinh Kiết Hung
  • Lục Tổ Đàn Kinh
  • Sa-di Luật Nghi Yếu Lược
  • Đại Thừa Khởi Tín Luận
  • Vãng Sanh Luận
  • Đại Trí Độ Luận
  • Bách Pháp Minh Môn Luận
  • Duy Thức Nghiên Cứu
  • Bát Thức Quy Củ Tụng
  • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
  • Phật giáo Tam tạng Kinh điển mấy mươi bộ.

Ngoài ra, ngài còn giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn, còn có chương trình Nhân Ái Hòa Bình Giảng Đường, giảng kinh thuyết pháp đã hơn 60 năm chưa từng gián đoạn.

Hòa thượng Tịnh Không tinh thông kinh luận của các tông phái Phật giáo và học thuyết của những tôn giáo khác như Nho, Đạo, Kitô, Islam v.v… Đặc biệt đối với Tịnh độ tông Phật giáo, ngài tận tâm tận lực chuyên tu chuyên hoằng, được thành tựu rất là huy hoàng.

Hiện nay, có phát hành nhiều loại băng giảng cassette, băng giảng video, đĩa CD, đĩa VCD, DVD, có đến mấy ngàn tập. Hơn nữa, ngài là người tiên phong trong việc áp dụng kĩ thuật truyền thông đa phương tiện Internet để phổ cập Phật học với trọng tâm là pháp môn Tịnh độ. Các bài giảng của Hòa thượng có thể tìm thấy phổ biến trên các trang Website, YouTube bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Hoà thượng luôn nhấn mạnh, Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải là triết học, Phật giáo là giáo dục Phật-đà, dựa vào trí tuệ và từ bi để thành đạo, chứ không phải là tôn giáo mê tín dị đoan.

Quý vị xem lại các bài pháp thoại của Hoà thượng Tịnh Không tại đây: https://www.niemphat.vn/phap-su-tinh-khong

Hoà thượng Tịnh Không không xây dựng chùa, cũng không thu nhận đồ chúng xuất gia

Suốt đời tôi chỉ làm một việc: giảng kinh dạy học. Tôi không xây dựng chùa, cũng không thu nhận đồ chúng xuất gia. Điều này chư vị đồng học cần nên biết, những pháp sư hàng chữ Ngộ là trước đây ở thư viện Hoa Tạng – lúc đó quản trưởng là cư sĩ Hàn Anh, là bà ta thu nhận, đệ tử của bà chứ không phải đệ tử tôi. Quý vị không tin thử hỏi xem, cư sĩ Hàn khi còn tại thế, những người này nghe lời bà, chứ không nghe lời tôi. Đại sư huynh là Ngộ Bổn, khi ở Đạt La Tư (Dallas) có người hỏi Ngộ Bổn pháp sư: ông có phải là đệ tử của pháp sư Tịnh Không chăng? Lắc đầu, không phải! Là đệ tử của quản trưởng, thật vậy không phải giả.

Tôi từ xuất gia là học Ấn Quang đại sư, đây là thầy Lý dạy tôi. Cư sĩ Lý Bính Nam là học trò của Ấn Quang đại sư, đệ tử tại gia. Thầy Lý dạy tôi, lúc đó nói với tôi – tôi chỉ có thể dạy thầy 5 năm, ông rất khiêm tốn nói năng lực của thầy chỉ có thể dạy tôi 5 năm. 5 năm sau tôi đến đâu để học? Ông nói thầy học Ấn Quang đại sư. Ấn Quang đại sư không còn tại thế nhưng Văn Sớ còn, nên ngày thứ hai thầy đem Văn Sớ của Ấn Quang đại sư – lúc đó có bốn cuốn. Chỉ có hai cuốn phần chính, hai cuốn phần tiếp theo. Thầy đưa bốn cuốn sách này cho tôi và nói nên đọc hằng ngày và y giáo phụng hành, thầy chính là đệ tử của Ấn Quang đại sư.

Ấn Quang đại sư một đời không nhận chúng xuất gia, không xây chùa, không làm trụ trì, không làm tri sự. Trong đời ngài tất cả những gì tứ chúng cúng dường, tất cả đều làm pháp bố thí. Ngài khai sáng Hoàng Hóa Xã, chính là nơi in ấn kinh. Hoằng Hóa xã ở chùa Báo Quốc Tô Châu, tất cả tiền bạc đều đem in kinh cúng dường, tôi đi con đường này của Ngài. Các nơi phát sanh thiên tai như hạn hán, lũ lụt hòa thượng liền rút một khoản trong tiền in kinh để cứu trợ thiên tai, đó là việc phụ. Đời này tôi đi theo con đường của hòa thượng, có người muốn tìm tôi để xuất gia, tôi nói quý vị đến nơi khác xuất gia. Theo tôi cùng học tập tôi hoan nghênh, nhưng tôi không thu nhận đệ tử xuất gia. Vì sao không thu nhận? Tôi không có chùa, tôi nhận không có chỗ ở. Một mình tôi đi khắp nơi, tôi cũng không biết tôi đang ở đâu, quý vị không thể nào đi theo tôi. Quý vị đi theo tôi, đến nước ngoài không lấy được visa. Tôi ra nước ngoài nhiều năm như vậy cũng không đến nỗi, Chư Phật Bồ Tát gia hộ, mỗi quốc gia đều hoan nghênh tôi. Nơi đây là ông Thủy Cốc viết thư cho tôi, hy vọng tôi ở Nhật Bản lâu dài.

Nên thật sự có thể buông bỏ, tâm quý vị mới thanh tịnh. Đối với thế gian không nên nhiễm trước bất cứ điều gì. Mười năm gần đây, hiện nay cũng đã buông bỏ. Ở Úc Châu, gặp sự kiện 9/11. Hiệu trưởng hai trường đại học ở Úc Châu đến tìm tôi, hy vọng tôi có thể giúp Liên Hiệp Quốc hóa giải xung đột, đốc thúc việc xã hội an định hòa bình. Đây là việc tốt, chính là việc đệ tử Phật nên làm. Không có duyên không nên tìm, không đi tìm việc. Có duyên họ đến tìm tôi nên tôi không thể khước từ. Nên nhà trường mời tôi làm giáo thọ, tặng cho tôi học vị tiến sĩ. Tôi nói tôi lấy thứ này cũng vô dụng, họ nói không được, tôi nói sao không được? Họ nói những người mà Liên Hiệp Quốc mời dự hội nghị đều là chuyên gia học giả, họ không mời hòa thượng nên hòa thượng phải có học vị tiến sĩ, phải có địa vị giáo thọ đại học mới được. Thế nên tôi có ba học vị tiến sĩ, cũng có danh hiệu giáo thọ của mấy trường đại học, đây là gì? Tham gia Liên Hiệp Quốc, tham gia mười mấy lần hội nghị. Hai lần ở Nhật Bản, chính là ở tại Cang Sơn, nơi này trước đây tôi đã đến hai lần.

Chúng tôi đem phương pháp, đạo lý giải quyết vấn đề của cổ thánh tiên hiền và những gì Chư Phật Bồ Tát nói, báo cáo tường tận. Có thể làm được chăng? Khó, rất khó! Mọi người nghe được đều rất hoan hỷ nhưng chẳngcó ai không hoài nghi: Đây là lý tưởng, không làm được. Đây gọi là nguy cơ tín tâm nên tôi đã rút lui.

Năm nay hội nghị hòa bình của Tôn giáo Châu Á, tôi không tham gia nữa. Ngày khai mạc, đúng lúc tôi ở Kiết Long Ba (Kuala Lumpur), họ đột xuất mời tôi tham gia tiệc tối, hoan nghênh đại biểu các nước. Họ giành cho tôi nửa tiếng để nói chuyện trong buổi tiệc, ngày thứ hai tôi rời Kiết Long Ba. Vì thế về sau bất luận là khu vực quốc gia nào, mời tôi tham gia bất cứ hoạt động nào tôi cũng không đi. Mời tôi giảng kinh thì được, vì tôi giảng kinh không gián đoạn, mỗi ngày bốn tiếng. Như ở đây, họ thành lập phòng nhiếp ảnh, thành lập trạm mạng internet, mỗi ngày giảng bốn tiếng. Các bạn đồng tu đạo hữu ở các nơi trên toàn thế giới, đều có thể cùng nhau học tập, điều này có thể. Nếu không có thiết bị này, tôi không thể đi.

Những người theo bên cạnh tôi, đặc biệt là những người hàng chữ Ngộ. Những người này phải chăng là tu hành chân chánh, có đạo đức? Tôi không dám nói. Các vị học Phật phải học trí tuệ, người có trí tuệ nhìn người khác, giống như Khổng Lão Phu Tử vậy, nghe họ nói nhưng quan sát hành vi của họ. Không nên cho rằng người đó bên cạnh tôi, như vậy quý vị là mê tín, làm theo một cách mù quáng. Quý vị bị mắc lừa thì đừng trách tôi. Lời của tôi nói rất rõ ràng, không chỉ nói một lần mà nói rất nhiều lần. Nghe họ nói nhưng phải quan sát hành vi của họ!

Nhiều năm như vậy chúng tôi cùng nhau tu học, có người thật thành tựu chăng? Có. Tôi nói với chư vị, người thật sự thành tựu chưa từng gặp tôi. Hiện nay gặp mặt chỉ có hai người, tôi nói với chư vị, một là Hồ Tiểu Lâm còn một người là Lưu Tố Vân. Hai người này thật sự thành tựu, nhưng không ở bên cạnh tôi, đều là cư sĩ tại gia. Còn người chưa gặp mặt tôi, chưa liên lạc được, tôi biết có, rất có thể còn vài người. Nhưng những người xung quanh tôi, bất luận tại gia hay xuất gia, tôi không thấy người nào cả. Cho nên đối với đạo tràng tôi không có chút hứng thú nào.

(Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 436)

5/5 - (4 bình chọn)


source https://www.niemphat.vn/hoa-thuong-tinh-khong-vien-tich

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa

Đạo Phật là gì?