Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2021

Không gì thật của mình

Hình ảnh
Pháp thoại Không gì thật của mình được Thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ tại Tu viện Trúc Lâm, ngày 18/07/2021 5/5 - (1 bình chọn) source https://www.niemphat.vn/khong-gi-that-cua-minh

Từ Định sinh Tuệ là gì?

Hình ảnh
Từ ngày Phật nhập diệt đến nay, có sự chứng ngộ của Tổ của các môn phái chứ chưa ai được mang tên Phật cả. Chỉ có chứng A La Hán mà cũng tự chứng lẫn nhau. Như vậy sự chứng ngộ đều là mơ hồ và tự chứng hay chứng lẫn nhau. Thầy chứng cho trò làm kế thừa môn phái. Vậy chúng ngộ là ngộ cái gì theo Phật dạy? Nếu theo Phật dạy thì chứng ngộ thành A la Hán. Nếu tu Đại Thừa thành Bồ Tát rồi thành Phật thì ai chứng? Khi xưa đệ tử Phật được Phật thọ ký cho chứng ngộ, ngày nay ai sẽ thọ ký cho chúng ta chứng ngộ? Vậy dựa theo kinh luận, chứng ngộ là ngộ điều gì theo Phật dạy? Có ai chứng ngộ rồi giảng cho chúng ta biết không? Chứng ngộ là gì? – Duy thức cho chúng ta hiểu như sau: trẻ sơ sinh đến 6-7 tuổi là ý thức phát triển, đầu tiên khi sinh ra đứa bé có điện từ do ion positive va negative trong các dụng dịch khoáng của cơ thể gọi là mineral fluid. Dung dịch nầy dưới từ trường của trái đất lập thành lực điện từ và điện từ này phát ra tụ các neuron thần kinh chuyển qua synapse tế bào với 1.2

Hoa sen trong người

Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào Dáng vui tươi, vẻ tự hào Đây là giai cấp trên cao hơn người Được ưu đãi nên thảnh thơi Ăn trên ngồi trốc sống đời gấm hoa. Đi sâu vào ngõ hẻm xa Thời bao thảm cảnh hiện ra chán chường Bần cùng, khổ cực, tang thương Với nhà lụp xụp, với đường tối tăm Bùn lầy nước đọng cơ hàn Tật nguyền, bệnh hoạn, lầm than, tội tình Đây là giai cấp cùng đinh Dân nghèo cuộc sống đã thành nếp quen Chuyên hầu hạ giai cấp trên Quanh năm kiếp sống thấp hèn lất lây. Thể theo thường lệ hôm nay Là ngày đức Phật tới đây giúp đời Vào thành đi khắp mọi nơi Tìm cơ giáo hoá cho người khổ đau, Chúng sinh bình đẳng như  nhau Ngài không phân biệt nghèo giàu, hèn sang. * Trên đường đi có một chàng Ni Đề trai trẻ thuộc hàng tiện dân Chàng đang gánh một gánh phân Chợt đâu gặp Phật hiện dần phía xa Thế là

Tâm không phân biệt hiểu sao cho đúng?

Hình ảnh
Nếu một người làm việc thiện, ca ngợi người làm việc thiện, nhưng lại luôn có ý khinh ghét báng bổ những người làm việc ác, thì người đó vẫn bị mắc kẹt giữa thiện ác, chưa có được tâm không phân biệt. Và thực ra, khi tâm họ nảy sinh khinh ghét hay báng bổ người khác, thì tâm họ lúc này cũng không còn là thiện nữa, hay dính mắc vào nghiệp bất thiện rồi. Vậy nên, một người làm việc thiện mà không vượt qua được tư duy phán xét dính mắc thì thực ra, cuộc sống của họ vẫn là thiện ác đan xen nhau. Có người bạn nọ, kể từ ngày tu học theo chánh Pháp, bạn thấy ra được những mê tín dị đoan trong gia đình, như việc cha mẹ mỗi lần có việc gì hệ trọng là đi thầy bói coi ngày, đi chùa thắp hương khẩn cầu điều này điều nọ, duy trì việc đốt vàng mã,… Bạn cảm thấy rất khó chịu và bất lực trước hành vi và nhận thức của cha mẹ. Nhưng càng lên tiếng, cha mẹ bạn càng tức giận. Người bạn ấy đã không hiểu rằng đó là tự do tín ngưỡng của mỗi người, mình không thể lấy cái tâm phân biệt để dẹp bỏ hay làm t

Năm tướng suy hao của Chư Thiên ở Cõi Trời

Hình ảnh
Khi con người sống mà có tu tạo phước đức, làm nhiều điều phước thiện, nếu phước đủ thì sau khi thân hoại mạng chung thì người đó có thể sẽ tái sinh về các cõi giới trời để sống. Trong bài này, tôi xin chia sẻ về năm tướng suy hao của Chư Thiên ở Cõi Trời Xem thêm: Đời sau muốn sanh về cõi nào? Trong Đạo Phật thì hay gọi cõi trời, còn các tôn giáo khác thì gọi là thiên đường. Nhưng cõi trời thì danh từ nói chung chung, nhưng thực tế chi tiết thì khi chúng sinh tái sinh về đó thì có rất nhiều thứ lớp, cao thấp khác nhau chẳng đồng. Nhưng chung qui đều không ngoài ba cõi là cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Bài viết này tôi không phân tích sâu về các cõi trời mà chỉ nói về năm tướng suy ( hay ngũ tướng suy ) của các Chư Thiên Tử sống ở cõi trời. Nhiều người không hiểu cứ nghĩ nôm na là khi sinh về cõi trời hay thiên đường thì sẽ sống mãi mãi, bất diệt. Nhưng không phải vậy, vì còn bản ngã, còn cái ta nên có giới hạn tuổi thọ. Chỉ có điều là ở cõi trời

Bữa cơm cúng dường

Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi. Mùa an cư ngài thọ trai Ngay trong tịnh xá, không rời chân đi, Nếu ai muốn cúng dường chi Đều vào trong tịnh xá kia dâng ngài. * Ở quanh vùng có một người Tiền nong, của cải so thời nghèo thay Nhưng mà lòng tốt tràn đầy Tu hành tinh tấn lâu nay tại nhà Mùa an cư chàng thiết tha Tuy nghèo cũng cố tìm qua cúng dường Hôm nay sửa soạn cơm thường Đơn sơ biết mấy, khiêm nhường là bao Nhắm nơi tịnh xá tìm vào Tâm thành cúng Phật ai nào sánh ngang Chàng hoan hỉ mãi tin rằng Bữa cơm đạm bạc mình mang cúng dường Sẽ đem thanh tịnh vui chung Cho người thọ nhận mọi đường thuận duyên. Vầng dương rực rỡ khắp miền Đường vào tịnh xá êm đềm thăng hoa Chàng lo rảo bước chân qua Chỉ e quá ngọ là giờ thọ trai Sẽ không kịp dâng lên ngài Thật là ân hận cho ai tâm thành. Khi chàng đi tới k

Hóa độ ni chúng

Hình ảnh
Pháp thoại Hóa độ ni chúng do Thượng tọa  Thích Thiện Thuận  thuyết giảng trong chương trình tu học trực tuyến lần 20 ngày 12/12/2021 tại Viện Chuyên Tu – Chùa Vạn Thiện, Vạn Hạnh, Phú Mỹ, BRVT 5/5 - (1 bình chọn) source https://www.niemphat.vn/hoa-do-ni-chung

Những người đi qua đời ta

Hình ảnh
Trong cuộc đời này, tôi cũng như bạn và bao nhiêu con người khác. Tôi đã đi qua nhiều người, và nhiều người cũng đã đi qua tôi. Những người đi qua đời ta, có những người ở lại, và những người ra đi, có những người lại chỉ ngang qua như gió thoảng… Cái sự đến và đi, đôi khi ngỡ ngàng hơn chúng ta thường nghĩ. Không kể là bạn gặp ai, họ đều là những người cần xuất hiện trong đời bạn. Điều này có nghĩa là không có bất cứ ai ngẫu nhiên xuất hiện đời của chúng ta. Mỗi một người mà chúng ta gặp gỡ, và có mối liên hệ với chúng ta, đều đại biểu cho một số sự việc. Có lẽ họ cần xuất hiện để dạy cho chúng ta biết điều gì đó, hoặc sẽ giúp đỡ chúng ta nhận ra điều gì đó… Một người làm tổn thương bạn: Có lẽ để bạn nhận ra rằng đừng bao giờ làm tổn thương người khác, bởi vì nó sẽ khiến người ta thực sự đau lòng. Một người rời bỏ bạn: Có thể để bạn nhận ra không có gì là vĩnh viễn và đừng tìm sự nương tựa vào hạnh phúc hay niềm vui từ ai đó mang đến cho bạn. Một người yêu thương bạn: Để bạn n

Bà già đánh cọp

Bà già đánh cọp Bà già ngủ dưới gốc cây Bỗng nhiên cọp tới chốn đây bất ngờ Muốn ăn luôn thịt lão bà Hoảng kinh bà chồm dậy và chạy nhanh Gốc cây bà cứ chạy quanh Vòng vo chạy mãi, cọp đành rượt theo Một chân cọp bám gốc cây Một chân nắm để bà này đứng yên, Bà già bèn quay lại liền Hai tay dang rộng hai bên cây rừng Nắm chân cọp khỏi vẫy vùng Thế là cọp với người cùng đứng nguyên Không hề nhúc nhích được thêm,  Bà già sẽ gặp não phiền hiểm nguy Nếu buông tay để chạy đi Cọp kia chắc chắn tức thì rượt thôi. Trong khi nguy cấp tới nơi Chợt đâu lại có một người đi ngang Bà già lớn tiếng nói rằng: “Thật may mắn quá, ta đang đợi chờ Mời anh tiếp sức với ta Cùng nhau giết cọp chắc là thành công Chúng ta chia thịt hưởng chung.” Người kia nghe vậy nên không ngại ngần Tin lời bà, vội tới gần Giữ hai chân cọp muôn phần hăng say, Bà già bỏ cọp ra ngay Cắm đầu cao chạy xa bay tức thì Bấy giờ kẻ lạ mặt kia Mới hay mưu kế rất chi gian hùng Ăn năn thời muộn vô cùng Chỉ

Hiểu lầm

Hiểu lầm Xấu xa thay bà vợ kia Ngoại tình trong lúc chồng đi vắng nhà Trong phòng giở thói trăng hoa Thình lình chồng ở phương xa trở về Nhận ra tình trạng ê chề Biết trong phòng vợ chuyện gì xảy ra Chồng tuy giận, chẳng hét la Đứng chờ bên cửa để mà ra tay Đợi tình địch ra ngoài này Là chồng lập tức giết ngay rửa hờn. Vợ hay biết, dặn tình nhân: “Chồng em trở lại, muôn phần hiểm nguy Vậy anh nên trốn mau đi Thoát thân theo với ‘ma ni’ ra ngoài.” Ở trong nước đó lâu đời “Ma ni” có nghĩa là nơi hông nhà Chỗ đường hầm nước thoát ra, Đồng thời cũng có nghĩa là bảo châu Là viên ngọc quý hàng đầu Vợ kia muốn nói: “Thoát mau đường hầm.” Gã tình nhân lại hiểu lầm Tưởng rằng ngọc quý phải cần lấy đi Lấy theo viên ngọc “ma ni” Khi chui thoát chốn hiểm nguy bữa này Cho nên hắn cứ loay hoay Chạy loanh quanh mãi trong này không ngưng Tìm tòi, lục lọi lung tung Mong tìm thấy ngọc, nhủ lòng quản chi: “Nếu không tìm thấy ngọc kia Thời ta quyết chẳng trốn đi khỏi phòng.”

Tự thuật của Pháp sư Tịnh Không

Hình ảnh
…Hồi chưa biết đạo, tôi thường hủy báng Phật pháp, còn ngông nghênh tuyên bố rằng: “Phật Giáo là mê tín!” Lúc đó tôi chỉ tin đạo Thiên Chúa và Hồi Giáo, vì tôi từng có hai năm ở trong Cơ Đốc Giáo, một năm nơi Hồi Giáo, nên ấn tượng của tôi đối với hai đạo này rất tốt, họ có những điều khiến tôi nể phục. Còn Phật giáo thì tôi chưa có cơ hội tiếp xúc, cũng chưa từng nghe ai giảng Phật pháp cho, nên tôi đâu biết gì! Bởi là kẻ bàng quan, lại mù trất về Phật pháp, nên tôi mới miệt thị “Phật giáo là mê tín”. Mà đã xếp loại như vậy rồi thì tất nhiên tôi phải phá trừ mê tín. Do đó mà tôi tạo ra những ác nghiệp rất nặng. Nói theo nhà Phật thì tôi từng phạm trong ngũ nghịch (làm thân Phật ra máu) là tội đọa địa ngục Vô Gián. Hồi nhỏ ngu si vô trí, lúc đó nhằm thời kháng chiến chống Nhật, trường học có rất ít nên chúng tôi phải học trong chùa (vì chính phủ tịch thâu chùa làm trường học, đem chánh điện làm lễ đường, còn gian kế bên thì làm lớp học). Do vậy người ta gom hết tượng Phật, Bồ-tát…

Đời là một tặng phẩm

Hình ảnh
Đời là một tặng phẩm Hôm nay suy nghĩ kỹ đi Trước khi nói một điều gì xấu xa Nhớ rằng có kẻ quanh ta Nào đâu nói được vì là người câm. Trước khi chê những món ăn Không ngon! Rất dở! Ta cần biết thêm Rằng bao nhiêu kẻ kề bên Đồ ăn thiếu thốn, triền miên đói lòng. Trước khi than chuyện vợ chồng Bất hòa trong cuộc sống cùng bên nhau Chớ quên nhiều kẻ muộn sầu Kêu Trời! Than khóc! Có đâu bạn đời. Hôm nay trước lúc thốt lời Than phiền cuộc sống tứ thời bi ai Thì nên nghĩ đến có người Giờ này an nghỉ sớm nơi mộ phần Trước khi lên giọng thở than Than vì con cái chỉ mang chuyện buồn Thời xin hãy nghĩ đến luôn Có người hiếm muộn không con nối dòng Trước khi bực bội trong lòng Vì nhà dơ bẩn mà không ai làm Xin nghĩ đến kẻ lầm than Đầu đường xó chợ lang thang không nhà Khi than phải lái đi xa Lái xe mệt mỏi thật là không vui Thời xin nghĩ đến những người Cũng con đường đó tứ thời lê chân Than việc làm chán vô ngần Thì xin nghĩ đến người tàn tật kia Và người thất ngh

Định luật cho Vơi để Đầy

Hình ảnh
Pháp thoại Định luật cho Vơi để Đầy do TT. Thích Phước Tiến thuyết giảng nhân Lễ Sám Hối thường kỳ tại Tu Viện Tường Vân, vào lúc 19h00 ngày 29/10/Tân Sửu (Nhằm ngày 03/12/2021) 5/5 - (1 bình chọn) source https://www.niemphat.vn/dinh-luat-cho-voi-de-day

Dựa theo kinh luận Ngộ đạo là ngộ điều gì? (Phần 2)

Hình ảnh
Ngộ tánh không? Kim cang tụng đến ngàn lần. Mà sao như thể khi gần khi xa. Thạch bàn vừa mới ngộ ra. Kim cang thật nghĩa hóa ra không lời. Câu thơ của Nguyễn Du cho ta hiểu tánh không của Bát Nhã Kim cang là vậy. Tánh không chủ yếu là không tự tánh, không cố định, không chấp, không bám trụ, không niệm, không thường, không ngã. Kim cang với Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, vạn pháp là ảo ảnh huyễn là không thật. Kim cang được hiểu là tánh không là từ chối phủ nhận toàn bộ cái gì mà ý thức cho là có thật. Từ tấm thân cái tôi của mình, để hình tướng cũng không là thật. Đến chúng sinh cũng không có thật, rồi các pháp cũng không thật, rồi Phật pháp cũng không có để thuyết, rồi chính Phật cũng không có. Lìa tướng tức giác, tức tâm tức Phật, Bồ tát cũng không chấp vào tướng chúng sanh và cũng không chấp vào tướng hay thanh âm của Phật. Tất cả không có thật để đừng chấp vào, đừng bám vào đừng vịn vào đó mà cho là thật, để diệt tham sân si. Ngộ tánh không là ngộ Trung quán luận là ngộ Dịch hoá p