Từ Định sinh Tuệ là gì?
Từ ngày Phật nhập diệt đến nay, có sự chứng ngộ của Tổ của các môn phái chứ chưa ai được mang tên Phật cả. Chỉ có chứng A La Hán mà cũng tự chứng lẫn nhau. Như vậy sự chứng ngộ đều là mơ hồ và tự chứng hay chứng lẫn nhau. Thầy chứng cho trò làm kế thừa môn phái. Vậy chúng ngộ là ngộ cái gì theo Phật dạy? Nếu theo Phật dạy thì chứng ngộ thành A la Hán. Nếu tu Đại Thừa thành Bồ Tát rồi thành Phật thì ai chứng? Khi xưa đệ tử Phật được Phật thọ ký cho chứng ngộ, ngày nay ai sẽ thọ ký cho chúng ta chứng ngộ? Vậy dựa theo kinh luận, chứng ngộ là ngộ điều gì theo Phật dạy? Có ai chứng ngộ rồi giảng cho chúng ta biết không?
Chứng ngộ là gì?
– Duy thức cho chúng ta hiểu như sau: trẻ sơ sinh đến 6-7 tuổi là ý thức phát triển, đầu tiên khi sinh ra đứa bé có điện từ do ion positive va negative trong các dụng dịch khoáng của cơ thể gọi là mineral fluid. Dung dịch nầy dưới từ trường của trái đất lập thành lực điện từ và điện từ này phát ra tụ các neuron thần kinh chuyển qua synapse tế bào với 1.2 tỷ tế bào neuron. Điện này lên não bộ định vị từng khu não tạo thành ý thức. Ý thức này gồm thu hồi từ của 5 thức đầu từ 5 giác quan gọi là Căn. Cảnh vật trần cảnh bên ngoài qua căn tạo thành thức. Các thức đều có hai phần: tướng phần là hình tướng cảnh bên ngoài và kiến phần là thức là tâm lý thức biết hiểu trần cảnh đó. Qua đến ý thức còn gọi là thức số 6 thì ngoài kiến phần, tướng phần thì có tự chứng phần gọi là conscious hay awareness. Phần này là biết do phân tích tổng hợp suy luận. Từ 7 tuổi trở đến trưởng thành thì ý thức đó học hỏi làm đứa bé tăng dần ý thức đến độ có một phần thứ tư là chứng tự chứng phần gọi là self-awareness hay aware of awareness. Phần thứ tư này là thoát ra cái biết của phần thứ ba, là tôi biết rằng tôi biết điều đó. Tương tự ta đứng nhìn vào mặt kính, thấy hình bóng ta trong mặt kính và biết đó là ta. Con vật không có phần thứ tư nầy nên nó nhìn vào kính, mặt hồ nước thấy hình dáng nó, thì nó không biết đó là nó, nên nó chiến đấu sủa hay cắn vào bóng đó. Chính cái biết self-awareness này là nhân tố căn nguyên gốc rễ của sự ngộ đạo. Để dẫn chứng điều này chúng ta nghiên cứu y khoa về neurology và so sánh với kinh Phật như sau:
Nguyên văn đại học Cambridge 2012 hội nghị các nhà Thần kinh học như sau: “On July 7 this year, a group of neuroscientists convening at Cambridge University signed a document officially declaring that non-human animals, “including all mammals and birds, and many other creatures, including octopuses” are conscious. Humans are more than just conscious—they are also self-aware. Scientists differ on the difference between consciousness and self-awareness, but here is one common explanation: Consciousness is awareness of one’s body and one’s environment; self-awareness is recognition of that consciousness—not only understanding that one exists, but further understanding that one is aware of one’s existence. Another way of thinking about it: To be conscious is to think; to be self-aware is to realize that you are a thinking being and to think about your thoughts. Presumably, human infants are conscious—they perceive and respond to people and things around them—but they are not yet self-aware. In their first years of life, infants develop a sense of self, learn to recognize themselves in the mirror and to distinguish their own point of view from other people’s perspectives”.
“Nếu nói theo những luận thuyết của A-tỳ-đàm, hài nhi khi còn trong thai mẹ, phát triển giai đoạn chót, mặc dù chi thể đã phát triển, nhưng về các căn, tức các cơ quan có công năng duy trì và phát triển đời sống, trong đó chủ yếu là hai căn: mạng căn, là di truyền của nghiệp quá khứ, nó duy trì sự sống thân di truyền của cha mẹ. Và thứ đến là thân căn, cơ quan xúc giác, để biết đói, biết lạnh. Nếu căn tồn tại, khi có ngoại giới kích thích, nó phản ứng, nghĩa là thức phát sinh, hợp thành bộ ba căn-cảnh-thức, tạo thành xúc. Thức này diệt, trực tiếp trở thành ý căn, và ý thức cơ sở y để xuất hiện. Nhưng những thứ mà căn tiếp thu, thức cảm xúc, chỉ đơn thuần là những trạng thái đói khát hay nóng lạnh. Đây là trạng thái thô sơ nhất của sự sống. Như vậy, có ý thức, nhưng kinh nghiệm tích lũy chưa đủ để có thể phân biệt, phán đoán và lựa chọn, là khả năng tuệ. “ Các khảo cứu và thí nghiệm cho thấy thuyết thoại là quá trình tri nhận chủ yếu dẫn đến ý thức tự thân (self-awareness). Kết quả khoa học này phù hợp với lộ trình tri nhận được thiết lập bởi Abhidharma. Sự khác biệt là vấn đề phương pháp luận. Các quan sát khoa học nhờ vào các thiết bị kỹ thuật, hoặc trắc nghiệm từ những thí nghiệm viên. Đối tượng tồn tại đủ thời gian cho quan sát diễn ra ngắn nhất cũng vài trăm phần nghìn giây, thậm chí chỉ diễn ra trong vài mươi giây. Mặt khác, quan sát bằng giác quan, dù với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, không thể không có sự can thiệp chủ quan của người quan sát. Đây là điều đã được khẳng định trong nguyên lý bất định của cơ học lượng tử. Còn những vị tu định như trường hợp các vị trong Du-già hành tông, và những luận sư trong Nhân minh học, không tin tưởng mấy sự thực nơi các giác quan, mặc dù họ xác nhận nguồn nhận thức đáng tin cậy gần nhất là trực giác (pratyakṣa) của các giác quan. Các vị này nói, một con bò, một con người, một chim, trước một dòng sông, trực giác của các loài này không giống nhau, hình ảnh của cái mà con người gọi là con sông được cấu trúc trong nhận thức của các loài này không giống nhau. Trong phạm vị nhận thức tục đế, theo chân lý quy ước, thức của mỗi loài tái cấu trúc đối tượng tương ứng với bản năng sinh tồn của nó mà Phật gọi là ái hay khát ái (tṛṣṇā/taṇhā). Họ tin rằng trực giác của những vị du-già, gọi là hiện lượng du-già (yogi-pratyakṣa), tùy theo trình độ chứng đắc của định tâm, đáng tin tưởng hơn; họ có thể bắt nắm đối tượng trong từng sát na. Như Phật nói với A-nan: Những điều kỳ diệu mà mọi người tán thán Như Lai không bằng kỳ diệu này: “Cảm thọ sinh, Như Lai biết cảm thọ; cảm thọ diệt, Như Lai biết cảm thọ diệt.” Trong chúng ta, dễ có ai cảm nhận được cây nhang lụn tàn trong từng khoảnh khắc, hay phải đợi vài phút sau mới cảm nhận.”(HT Tuệ sỹ).
Như vậy chứng ngộ là sự hoạt động của ý thức và trực giác nên gọi là tiệm tu tức là có sự học tập đưa chủng tử Phật vào tận Tàng Thức, để rồi khi trực nhận nó ra từ Tàng Thức ấy mà không bị xen vào của Mặc Na thức, vì ý thức vắng bóng thì ta gọi là Ngộ đạo. Nhờ phần chứng tự chứng phần self-awareness mà ta mất đi cái tôi cái ngã của Mặc Na thức và ý thức lúc đó coi như ngưng tụ lại bởi thiền định, nó quy về một niệm một điểm gọi là thiền định trong 40 đề mục thiền định TT Thích Trí Huệ giảng. Tất cả kinh Phật Nguyên thủy hay Đại thừa đều công nhận một quy luật là giới định tuệ tức là có định mới sinh ra tuệ rồi tuệ ra được cũng cố định tăng thêm cường độ, định mạnh tiến lên thêm rồi tuệ phát sinh tăng theo. Định tuệ rồi tuệ định rồi định tuệ. Định theo duy thức là ý thức gom tụ lại một điểm như hơi thở vô ra đi qua thân mình tại một điểm mà ta tập trung vào. Khi ta có 6 căn tiếp xúc 6 trần tạo 6 thức, nay ta thiền quy kết lại nếu ta để 6 trần ở ngoài thì thức tạo ra đó sinh diệt vô thường vì trần cảnh vô thường. Nếu ta bỏ trần cảnh đi mà thay vào đó là căn của chúng ta tiếp xúc với chính căn của mình, thì gọi là thủ hộ 6 căn tức là không cho căn gặp trần cảnh mà cho căn gặp chính nó. Bây giờ thức tạo ra không sinh diệt vô thường nữa, mà là thức ngộ đạo nhìn thấy trống không. Như mắt nhìn cảnh vật tạo ra thức nầy mắt chỉ nhìn thấy chính mắt mình và tâm thức mình tạo ra là trống không, hư không không còn là thức sinh diệt. Để tập được thủ hộ 6 căn nầy đầu tiên hành giã vô rừng để chỉ dùng 6 căn tiếp xúc với 6 trần trong rừng, nên tĩnh lặng yên lành không bị giao động. Rồi tu từ chuyển căn không tiếp xúc trần mà căn tiếp xúc với chính căn đó. Sau khi định rồi thì diệt bỏ 5 triền cái và kiết sử thì tuệ sẽ sinh ra.
– Khi định mạnh lên rồi thì tuệ phát sinh, vậy tuệ đó là gì? Tương tự như một nhà khoa học phát minh ra một điều gì mới do đâu mà được? Đầu tiên họ học tập chuyên sâu đề mục mà họ theo đuổi tức là đạt được định tối đa. Kiến thức họ học tập trong tàng thức của họ với định này làm cho trực giác họ bậc ra dễ dàng thì eureka họ bậc ra phát minh mới mẻ. Sự ngộ đạo cũng thế bậc ra ngộ đạo sau một thời định tối đa và phật pháp đã chín mùi chủng tử trong Tàng thức. Chúng ta hiểu được tại sao Phật dạy trong mấy câu chuyện Bahiya ngộ đạo bởi lời Phật chỉ dẫn là: Trong Bahiya sutta, Giác ngộ được kể như sau: khi Bahiya lặn lội ngày đêm từ nơi xa xôi đến gặp đức Phật với công án là tìm đường giải thoát trước khi chết, vì người biết trước sẽ chết sớm. Khi gặp được đức Phật đang dẩn tăng đoàn đi khất thực, Bahiya đảnh lể và xin đức Phật cho một lời giáo huấn để ngộ đạo. Phật từ chối 3 lần cốt để Bahiya tăng cao nghi tình thật mạnh rồi đức Phật mới ban lời: Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya. “Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”
Chúng ta nhận thấy lời Phật dạy có ý nghĩa phi thời gian, phi không gian, không bám trụ, như thị trong hiện tiền ngay trong lúc đó, không chấp pháp và vô ngã tuyệt đối tức vô phân biệt bỏ ý thức, đi đến tâm rổng không thanh tịnh. Để đạt được điều này chúng ta phải đi qua các bước như kể trên về Tánh không và Duy Thức trong thiền định. Bahiya đã mang trong người một huân tập chín mùi của chủng tử Phật pháp từ lâu lắm rồi, có thể nhiều kiếp và kiếp này. Nên khi Phật dạy xã bỏ ý thức đừng để nó xen vào nhất là mặc na thức cái tôi cái ngã rồi thì Tàng thức lấy ra Phật pháp tư duy thiền định thủ hộ 6 căn thấy chỉ là thấy, không thấy trần cảnh mà thấy cái căn mắt của chính mình thì ngộ đạo. Vậy cái ngộ của Bahiya có phải là đốn ngộ không?
– Bây giờ nói đến thiền tông ngộ đạo gọi là đốn ngộ. Thiền tông được xiển dương ở phía nam truyền là Lục tổ Huệ Năng là đốn ngộ. Ngộ tức thì nên không cần văn tự chỉ cần kiến tánh tức là trực nhận tánh mà thôi. Thiền sư Suzuki gọi là kiến tánh của thiền tông khác xa đối nghịch với đạo Phật là Khán tâm tức là nổ lực vận dụng an trụ điều hành tâm để đi đến ngộ đạo. Còn thiền tông chỉ cần kiến tánh đốn ngộ tức thì bằng cảm nhận trực chỉ chơn tâm mà thôi. Dựa vào kinh Lăng Nghiêm Tánh giác diệu minh vì bản giác minh diệu, kết luận chúng sanh có sẵn Tánh giác từ trong kiếp trước khi sinh ra mang theo tánh giác này, nhưng bị ý thức bậc ra che mờ tánh giác này đi nên thành vô minh. Nay tu hành là dùng thiền để vén mây tan thì trăng sẽ lộ ra. Như vậy thiền tông không công nhận công thức giới định tuệ mà sửa lại là vô ức vô niệm vô vọng hay định tuệ nhất như, cũng như đổi Phật pháp tăng thành Giác chánh tịnh. Tóm lại Thiền tông đốn ngộ theo nam truyền xiển dương một thời gian thì cần hòa hợp với bắc truyền thành Đốn ngộ tiệm tu mới đúng. Chúng ta nghe các bậc trưởng bối tu tập lâu năm giảng, để nhận biết họ đã tu tập và đạt được ngộ đạo hay không ngộ đạo. Thí dụ chúng ta nghe Thầy Thích Nhất Hạnh giảng về Tứ diệu đế, một kinh đầu đàng và căn bản của đạo Phật. Thầy giảng Tứ diệu đế mà cái nhận biết của thầy rất kỳ diệu, nó hoàn toàn không là kinh Tứ diệu Đế là phải tuần tự đi theo chiều: khổ tập diệt đạo, mà nó pha lẫn thuyết Duyên khởi rồi Bát nhã tâm kinh Tánh không vào trong Tứ diệu đế khi chúng ta nhìn sâu vào khổ và tìm thấy khổ tập diệt đạo không đi tuần tự mà chúng xen lẫn nhau, hoà nhập duyên khởi của nhau khi ta quán chiếu. Tư duy của thầy được diễn đạt bằng kinh nghiệm trãi nghiệm của sự suy tư đủ mọi kinh Phật pháp, từ Nguyên thuỷ đến Đại thừa lấy Nguyên thủy làm căn bản và mở rộng đào sâu bằng Đại thừa, từ kinh đầu tiên Vô ngã tưởng đến Kim cang Bát nhã Tánh không. Đi sâu mở rộng như vậy thầy phải học các kinh và trải nghiệm văn tư tu với bao nhiêu thời gian mới đào sâu như vậy. Thầy phải học kinh luận biết bao nhiêu mới nhận ra điều này với lý luận logic. Thầy không thể đốn ngộ một bước mà nhận ra cái tịch diệt của hạnh phúc và khổ đau cùng một lúc chứ không phải tịch diệt cái khổ mà thôi. Khi tu tập cứ tưởng là khổ thì diệt nó đi thì vui hạnh phúc thay thế là sai. Chính khi vui lẩn khổ đều tịch diệt là Tánh không thì mới chính là Chân đế, còn diệt cái khổ để có cái vui là Tục đế chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Nghe thầy giảng chúng ta nhận thức được rằng phải học tập áp dụng tư duy quán chiếu nhiều nhiều lắm mới đạt cái biết đó. Không thể tự nhiên ngồi thiền rồi ngộ ra ngai cái tánh giác này. Tóm lại giác ngộ là ngộ ra điều gì theo kinh luận?
Ngộ tôi là ai?
Đầu tiên ngộ ra tôi là ai. Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn. Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.
Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di- lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.
Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.
Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.
Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá- lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá- lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.
Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp.
Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.
Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.
Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim- cang cũng như toàn hệ Bát- nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.
Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà- la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ- đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.
Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka. Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v…; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà- la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upani- shad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này?
Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các tỳ-kheo a-lan- nhã đối với các đạo sĩ soạn tập Sâm lâm thư để rồi phát triển thành tư tưởng triết học Upani- shad. Thế nhưng, về sau do sự phục hồi địa vị của giai cấp Bà- la-môn, những người Ấn Độ giáo thâu thái rất nhiều giáo nghĩa của Phật trong đó có giáo nghĩa Tánh không diễn thành như huyễn, rồi cho rằng tư tưởng Không trong các bộ Bát-nhã là do ảnh hưởng của Upanishad. Cũng có nhiều Phật tử tin điều này nên cho rằng kinh điển Bát-nhã cũng như của cả Đại thừa chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, thay vì ngược lại.
Vậy, Upanishad là phản ứng của các Bà-la-môn, họ vay mượn giáo nghĩa Tánh không tức Vô ngã trong các kinh Bát- nhã. Vì phủ nhận sự tồn tại của tự ngã thường hằng là phủ nhận luôn cả sự tồn tại của Brahman, là Thượng đế Sáng tạo.
Ngay cả trong Phật giáo, sau khi Phật nhập niết-bàn, trong nội bộ Phật giáo đã xuất hiện một số bộ phái chấp nhận có tự ngã hay ātman, như Độc tử bộ hay Hóa địa bộ. Những bộ phái này lý luận rằng, nếu không tồn tại một tự ngã, không có một cái tôi thường hằng bất biến, vậy ai hay cái gì luân hồi, lang thang chìm nổi trong biển sinh tử? Cũng nên biết rằng tự ngã hay ātman trong tư tưởng tôn giáo Ấn Độ là cái mà trong các tôn giáo, Đông cũng như Tây, hiểu là linh hồn. Cho nên, có linh hồn mới có đầu thai, mới có việc sinh lên Thiên đường hay đọa địa ngục như là hậu quả của hành vi tội hay phước.
Giáo nghĩa Phật dạy, có tác nghiệp thiện ác, có quả báo lành dữ, nhưng không có người hành động, không có người thọ quả. Đây là điều rất khó hiểu. Ta là ai, ta là cái gì, để vì phục vụ nó, bảo tồn nó, mà tự gây khổ cho mình, và cũng gây khổ cho người? Có chăng một cái ta thường hằng, siêu việt thân xác này, và tâm trí này, để cho mọi hành vi trong một đời người, dù thiện hay ác, ngu hay trí, chỉ nhằm mục đích là phục vụ nó, vì ích lợi của nó, vì hạnh phúc của nó, vì danh dự của nó, vì quyền lực của nó?
Trước khi muốn hỏi ta là ai, trước hết nên hỏi, từ đâu có ý tưởng về cái ta ấy? cuoi cung thay ket luan: Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.
Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.
Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo. Duy thức gọi là Biến kế sở chấp là đây.
Tương tự thầy Nhất Hạnh, Thầy Tuệ sỹ cũng gồm thu tất cả kiến thức về Phật pháp khi tư duy một vấn đề của một kinh. Kim cang kết hợp với rất nhiều kinh khác Duy thức cũng như Tánh không và Duyên khởi Vô ngã tướng vô pháp tướng…chính đức Phật tìm thấy căn gốc của tham sân si là bởi cái ngã của con người. Phương tây cho rằng tôi tư duy là tôi hiện hữu nên cái tôi là đỉnh cao của nhân loại. Hậu quả của cái tôi đó là tham sân si tạo ra và đau khổ của kiếp người. Ngã đó không là thật, đó là cách nhận biết để diệt khổ. Nhưng cũng đừng chấp vào ngã không thật mà sinh sống như người trên mây. Bản chất nó không thật nhưng sự hoạt động của nó là thật. Hình tướng nó là thật nhưng bản chất nó là không thật. Vì hình tướng nó là duyên tụ của 5 uẩn, duyên sinh thì nó hiện hữu, duyên diệt thì nó tiêu tan. Vậy tôi là gì? Là một tâm thức với tụ họp 5 uẩn nên tâm thức nầy chịu trách nhiệm cho cái nghiệp nó tạo ra và luân hồi. Cũng chính cái tâm thức nầy chịu sự sinh diệt vô thường và cũng chính nó là người chèo thuyền đi qua bên kia bờ bằng tu tập quán chiếu tư duy và ngộ đạo. Tôi chính là một dòng sông tâm thức trôi chảy không ngừng kiếp này qua kiếp khác với quy luật vận hành sinh diệt vô thường. Tục đế thì có cái tôi sinh diệt, chân đế thì vô ngã không có cái tôi nên không sinh diệt. Tục đế là biến thiên còn chân đế là bất biến của cái ta. Vậy có ai chứng ngộ có ai vào niết bàn không?
Ngộ vũ trụ là gì?
Vũ trụ này được hiện hữu do duyên từ duyên sinh và duyên diệt. Cái này có cái kia có mặt. Chúng chuyển động không ngừng và bảo toàn năng lượng cho sự tồn tại của chính nó. Nguyên tắc bảo tồn năng lượng mass and energy conversion bổ xung cho sự ngộ bất sinh bất diệt của Phật giáo. Vì không có cái gì bị tiêu diệt hết mà chỉ là thay đổi trạng thái, nên không sinh diệt là Vô sanh pháp nhẫn. Bản chất vũ trụ là không sinh diệt, hình tướng là sinh diệt vô thường và động nhưng bản chất là tĩnh là không sinh diệt. Làm sao hiểu được điều này? Nguyên tử nhỏ nhất cũng động chuyển động không ngừng nghỉ, thì làm sao có cái gì tĩnh bất động được? Và tại sao tu tập là đi tìm cái bất động? Vũ trụ có nhiều thế giới khác nhau và mỗi thế giới đó có một vị Phật. Mỗi thế giới có một quy luật khác nhau và quy ước khác nhau. Đó là lý thuyết hoá thân Phật khác nhau. Thế giới này không thể thấy thế giới kia. Về khoa học thì thế giới này là giản nở theo “Big bang” và có luật nở và thu nhiếp. Thế giới có hình tướng và có thế giới vô tướng là năng lượng. Thế giới có lỗ đen black hole thu hút năng lượng vào chuyển qua thế giới khác. Trả lời là thế giới động mà ta tu là tìm bất động, tại sao? Thế giới tương đối là động thì cái tĩnh lặng là chân đế của chúng. Chân đế còn gọi là tuyệt đối là tưởng tượng hay có thật? Phật thấy được sự khổ của chúng sinh là thế giới tục đế luôn luôn động vô thường. Phật dạy chúng sinh tu là tìm ra thế giới tĩnh lặng chân như thường hằng là thoát khổ và thoát luôn vô khổ. Khi ngộ ra được thế giới đó không có hình tướng và cũng không có hư không tưởng tượng. Nó là bản thể do chúng ta cảm nhận nghiệm ra qua tu tập thiền định là có thật. Chủ thuyết Phật dạy là thay thế. Động thay thế bằng tĩnh, khổ thay thế bằng lạc. Đó là trạng thái thanh tịnh Niết Bàn chứ không phải là một nơi chốn có hình tướng nào cả. Thế giới là các pháp thì bản chất nó vô ngã pháp, không có tự tánh tự nhiên mà có do duyên sinh diệt mà thành hình. Sau khi thành hình thì do thức của chúng ta mà hiện hữu. Rồi vận hành quy luật sinh trụ hoại diệt vô thường. Vô ngã pháp là sự ngộ của Đại thừa trong khi vô ngã tướng là sự ngộ của Nguyên thủy. Các pháp vô ngã không có tự tánh do duyên kết hợp và do thức mà hiện hữu. Ngộ được điều này tuy nghe thì dễ, nhưng cảm nhận thật sự là rất khó. Vô ngã pháp là một sự quán chiếu dễ đi vào không tưởng. Vạn pháp là huyền là ảo là như bọt nước như điện chớp như ảo ảnh như tiếng dội vào núi.. trong kinh Kim cang. Hiểu Kim cang là từ chối là tánh không để làm gì? Để diệt được tham sân si.
Xem tiếp phần 2: Từ Định sinh Tuệ là gì phần 2
Phổ Tấn
source https://www.niemphat.vn/tu-dinh-sinh-tue
Nhận xét
Đăng nhận xét