Dựa theo kinh luận Ngộ đạo là ngộ điều gì? (Phần 2)
Ngộ tánh không?
Kim cang tụng đến ngàn lần. Mà sao như thể khi gần khi xa. Thạch bàn vừa mới ngộ ra. Kim cang thật nghĩa hóa ra không lời. Câu thơ của Nguyễn Du cho ta hiểu tánh không của Bát Nhã Kim cang là vậy. Tánh không chủ yếu là không tự tánh, không cố định, không chấp, không bám trụ, không niệm, không thường, không ngã. Kim cang với Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, vạn pháp là ảo ảnh huyễn là không thật. Kim cang được hiểu là tánh không là từ chối phủ nhận toàn bộ cái gì mà ý thức cho là có thật. Từ tấm thân cái tôi của mình, để hình tướng cũng không là thật. Đến chúng sinh cũng không có thật, rồi các pháp cũng không thật, rồi Phật pháp cũng không có để thuyết, rồi chính Phật cũng không có. Lìa tướng tức giác, tức tâm tức Phật, Bồ tát cũng không chấp vào tướng chúng sanh và cũng không chấp vào tướng hay thanh âm của Phật. Tất cả không có thật để đừng chấp vào, đừng bám vào đừng vịn vào đó mà cho là thật, để diệt tham sân si. Ngộ tánh không là ngộ Trung quán luận là ngộ Dịch hoá pháp. Ngộ tánh không là đi theo Thiền tông là vô niệm, vô tâm, vô ngã, vô trụ. Yểm trợ cho ngộ tánh không là kinh Kim cang, kinh Bát nhã Trung quán luận với chủ yếu tánh không là diệt Ngã. Xin xem bài: dòng sông tâm thức: Tánh không cùng tác giả: Có ba pháp hành trì chính yếu để ngộ Tánh Không bằng trực giác: một là tịnh hóa ác nghiệp và tích lũy công đức; hai là theo một bậc thầy đủ tư cách, có kinh nghiệm; ba là thực thụ thi hành các pháp thiền về Tánh Không và luyện tập nhờ năng lực của tinh tấn nỗ lực. Nhờ dấn mình vào các pháp tu này mà ta có thể có được trực ngộ về Tánh Không, nếu không thực hành như thế thì ngộ về Tánh Không sẽ vô cùng khó. Sự kiện rằng ta nói “thân của tôi” và “tâm của tôi” chứng tỏ không cái nào trong hai thứ đó là cái tôi cả. Vì thân và tâm đều không phải tôi, nên cái sưu tập thân và tâm cũng không phải là tôi. Ta nên kết luận rằng, sở dĩ ta không thể đi tìm cái tôi ở trong thân hay trong tâm, lý do vì cái tôi ấy chỉ là một bày đặt của tư tưởng phân biệt. Chính vì lý do này mà cái tôi không có một hình thái thực hữu tự nội nào cả, chính là vô ngã.
Sau đó ta nên dán chặt tâm trên Tánh Không và an trú trong đó một cách nhất tâm chuyên chú. Với người chưa quen thuộc với pháp thiền này, thì trong một thời gian dài họ sẽ thấy rất khó mà tập trung vào đối tượng thiền là Tánh Không. Vì lẽ đó, khi mới thiền quán về Không, ta nên tập những thời thiền định ngắn. Dần dần khi ta trở nên quen thuộc với Không, ta có thể tùy tiện kéo dài những thời thiền.
Nhờ tu pháp thiền này, được vài kinh nghiệm về Tánh Không, ta sẽ thấy rằng cái tôi thông thường xuất hiện trong tâm ta bây giờ đã mất (vô ngã). Thông thường ta bám chặt vào ý thức của mình về ngã, và khi làm thế ta cảm thấy có một cái tôi thực hữu nội tại. Nhưng khi thiền quán về Tánh Không, thì cái tôi thực hữu nội tại ấy biến mất. Khi điều này xảy ra, thì có thể nói là sự thiền tập của ta đã tiến triển tốt, đưa ta tiến gần hơn tới chỗ ngộ Tánh Không. Vậy lúc ấy cũng không hề gì nếu ta mất ý thức về “tôi”, vì điều này có tác dụng như một pháp đối trị cho thấy cái thấy sai lạc của ta trước đấy về một tự ngã thực hữu nội tại. Tuy nhiên khi ta đã đạt đến điểm này, thì có thể xảy ra những hiểu lầm dẫn ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt.
Nếu sau khi quán về Tánh Không, mà ta rơi vào cực đoan chấp đoạn diệt – cho rằng tuyệt đối không có gì – thì ta lại phải đảo ngược pháp thiền của mình, trở lại quán xét rằng tại sao lại có một cái tôi. Chẳng hạn, nếu không có cái tôi thì ai đang suy nghĩ và làm cái sự tra tầm này. Vì cái tôi là một hiện tượng, nên nó phải hiện hữu. Nhưng khi ta tìm tòi cố thiết lập sự hiện hữu của nó, thì ta không thể tìm ra nó. Duy thức giải thích là tôi chỉ là dòng tâm thức luân chuyển mà thôi. Điều quan trọng là phải biết không có mâu thuẩn nào giữa hai lập ngôn ấy, vì một cái ám chỉ bản chất tương đối, cái kia ám chỉ bản chất tuyệt đối của cái tôi. Khi ta hiểu rằng chân đế và tục đế không trái nhau, tức là ta đã thành tựu được sự dung thông giữa hai chân lý ấy như hai mặt của một bàn tay. Khi hiểu được như thế thì không còn cơ nguy bị rơi vào một trong hai cực đoan: chấp đoạn hoặc chấp thường, gọi là Dịch Hóa Pháp.
Tóm lại, tánh không theo kinh Kim Cang là sự tuyệt đối phủ định , sự tịch diệt tuyệt đối nên thường là hai lần phủ định để đi đến tuyệt đối phủ định. Khi ta sanh ra ý thức được thành hình là thức của ta v acai câu sanh chấp ngã của ta gán cho vạn pháp chung quanh ta vẫn gay cả bản thân ta cũng là không phải chân lý thật sự. Nó do thức ta biến kế sở chấp và rồi vận hành theo y tha khởi. Nó mang cái ngã của ta chiếm ngụ vào. Để trả nó về thực tướng của nó thì ta phải từ chối ý thức ta gán cho nó. Đó là từ chối phủ định lần thứ nhất. Kế tiếp ta phủ định lần thứ hai là phủ định luôn cái ta vừa phủ định. Như thế ý thức hoàn toàn không bám chặc vào vạn pháp nữa thì lúc bây giờ nó chính là nó không gì ngoài nó là như thị. Biết nó như thị là biết chân lý vạn pháp là ngộ đạo. Trap hap về laic ho pháp, trả ngủ uẩn về laic họ ngủ uẩn. Kim cang là chiếc búa sắc bén chém chặt đứt đập tan cái ý thức cái ngã nầy và đập nó hail ăn mới đi đến tuyệt đối. Tất cả chỉ xảy ra bởi tư duy quán chiều và thiền định để ngộ đạo. Chứ nó không xảy ra ở tục đế khi ta đang sống sinh hoạt làm việc kiếm cơm và là cư sĩ tại gia lo gia đình. Nếu là tăng nit hi thủ hộ 6 căn lâu dài thin go đạo kéo dài lâu dài thì mới chứng được thánh quả.
Ngộ chơn tâm Hoa nghiêm
Kinh Hoa Nghiêm lấy căn bản trên pháp giới duyên khởi làm cơ sở để luận về chơn tâm. Nhất thiếc duy tâm tạo hay một là tất cả tất cả là một với sự tương thông của Lý và Sự. Vì kinh này do Phật giảng cho Bồ Tát chư thiên nên rất trừu tượng và hoàn toàn là triết lý dựa trên tâm đây là tâm thức. Xin xem bài viết dòng sông tâm thức Hoa nghiêm cùng tác giả: Chứng ngộ: Kinh Hoa Nghiêm thuật lại sự giác ngộ trong ba truyện khác nhau: giác ngộ của đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), giác ngộ của Bồ tát Văn Thù, và giác ngộ của Thiện Tài Đồng tử. Nói cách khác, kinh mô tả sự giác ngộ của một vị Phật, một vị Bồ tát, và một người thường. Sự giác ngộ của đức Tỳ Lô Giá Na được thuật lại là ở trong Bồ đề Đạo tràng ngồi dưới gốc bồ đề gần thành Già da là nơi đức Phật Cồ Đàm thành đạo; sự giác ngộ của Bồ tát Văn Thù là ở tại điện Phổ Quang Minh; và sự giác ngộ của Thiện Tài Đồng tử thời ở tại Kỳ đà tịnh xá (Jetavana).
Trong mỗi trường hợp đức Phật Cồ Đàm có mặt nhưng im lặng nhập định. Ngài phóng hào quang chiếu khắp mọi nơi trong khắp vũ trụ. Chư Bồ tát được tam muội quang minh của Phật chiếu đến liền được nhập tam muội ấy. Tại sao Ngài không khai khẩu thuyết giảng? Đó là vì đức Phật trong kinh không phải là đức Phật lịch sử hay triết lý mà là đức Phật chứng nghiệm. Cảnh giới chứng nghiệm ở đây bao gồm quang minh của đức Phật và trạng thái tam muội của Bồ tát, một cảnh giới mà hào quang bên ngoài Phật chiếu và hào quang thanh tịnh của Chân tâm cùng phát ra và hòa nhập làm một.
Móc xích nối quang minh của đức Phật và trạng thái tam muội của Bồ tát là tín. Bởi vậy trong kinh, mỗi lần luận bàn về chứng ngộ thời ngay sau đó có phần thuyết giảng về tín. Do đó mỗi một trong ba truyện giác ngộ là một truyện về tín. Trong truyện giác ngộ thứ nhất của đức Tỳ Lô Xá Na thời tín biểu tượng bởi biển hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, trong truyện thứ hai thời bởi trí huệ của Bồ tát Văn Thù, và trong truyện thứ ba thời bởi sự phát tâm vô thượng Bồ đề của Thiện Tài Đồng tử do những lời giáo huấn của Bồ tát Văn Thù. Trong mỗi một trường hợp, tín đồng nhất thể với chứng, tức là sự tin tưởng đi đôi với sự chứng ngộ.
Giáo lý đốn ngộ tiệm tu của Hoa Nghiêm căn cứ trên Tổ tín biểu hiện qua hình ảnh cuộc hành trình cầu đạo của Thiện Tài Đồng tử được trình bày trong Phẩm 39: Nhập Pháp giới. Giai đoạn sơ khởi, Thiện Tài gặp Văn Thù, được nghe thuyết pháp, phát tâm bồ đề, nhất tâm cầu đạo Bồ tát, và nói kệ thỉnh giáo. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi chỉ dạy Ngài đi tham học với thiện trí thức. Đồng tử Thiện Tài đi về phương Nam lần lượt tham phóng 53 vị thiện trí thức, từ Tỳ kheo Đức Vân đến Bồ tát Di Lặc, nghe nhận được vô số pháp môn cam lồ rộng lớn.
Số đông học giả cho rằng các vị thiện trí thức Thiện Tài tham bái tương ứng với các giai vị trong quá trình tu chứng của Bồ tát. Cuối cùng, Bồ tát Di Lặc bảo Thiện Tài đi tìm gặp lại Bồ tát Văn Thù Sư Lợi. Đây là muốn nói lên ý nghĩa Văn Thù chẳng những là nguyên nhân phát khởi hành trình cầu học của Thiện Tài mà còn là thành quả của hành trình ấy. Hay nói cách khác, Văn Thù chẳng những là điểm khởi hành mà còn là điểm đến cuối cùng của Thiện Tài. Do đó Văn Thù biểu trưng cả hai giai vị, giai vị tín thành tựu sơ phát tâm và giai vị viên mãn bồ đề tâm thể nhập vào thực tại tối hậu Pháp giới. Như vậy, tín và chứng không hai trong Hoa Nghiêm, Văn Thù là đại diện cho trí tuệ Bát Nhã.
Mặc dầu nhập tam muội ở giai đoạn sơ khởi Thiện Tài thật sự mới bắt đầu cuộc hành trình. Quá trình tu chứng còn phải trải qua 52 giai vị, ở mỗi giai vị mức độ tam muội thâm sâu hơn, tâm linh tiến hóa cải biến sâu đậm thêm. Cứ như thế cho đến khi Thiện Tài bước tới giai đoạn Diệu giác, giai vị thứ 52, cũng chính là giai vị đầu, nghĩa là Văn Thù, đức Phật Hoa nghiêm của tín và trí.
Muốn thuyết minh giáo lý đốn ngộ tiệm tu biểu hiện qua hình ảnh cuộc hành trình cầu đạo của Thiện Tài thời phải nương theo pháp Thập tín của Hoa Nghiêm. Pháp môn này là nền tảng của Bồ Tát đạo, là pháp khởi phát tâm Bồ đề, do Pháp Tạng phỏng theo Nhiếp luận (Mahàyàna samgraha) chia tín ra mười bậc tùy theo mức độ thâm sâu. Sau đây sơ lược pháp môn Thập tín Hoa Nghiêm.
1.- Tín. Vào giai đoạn đầu của giải phần khởi lên lòng xác tín (sraddhà). Tâm cương quyết phát khởi và chi trì lòng xác tín.
2.- Niệm. Tu hành sáu sự tưởng nhớ: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm giới, Niệm Thí, và Niệm thiên.
3.- Tinh tấn. Ngay khi nghe Pháp Đại thừa, lập chí dõng mãnh, chuyên tu các thiện pháp, tâm không khiếp nhược.
4.- Định. Khi ngộ được đạo lý, lìa khỏi mọi ảo ảnh tà kiến, đình chỉ hết thảy vọng tưởng phân biệt.
5.- Huệ. Ngay khi nghe pháp Đại thừa, luyện tập, quán chiếu thành thói quen thấy được tánh Không của các pháp.
6.- Giới. Khi đã thọ lãnh và khéo giữ giới hạnh Bồ tát thời thân, khẩu, ý trở nên thanh tịnh, ít khi phạm lỗi lầm. Nếu phạm thời quyết ăn năn chừa cải.
7.- Hồi hướng. Đem công đức tu hành của mình hiến dâng cho toàn thể chúng sinh.
8.- Hộ pháp. Giữ tâm không bị phiền não và giữ gìn không mất sự im lặng, trí huệ, tỉnh thức, và tịch tĩnh.
9. Xả. Không quan tâm đến thân và của cải. Do đó, dứt trừ xả bỏ mọi chấp trước.
10. Nguyện. Cố gắng tu hành không gián đoạn theo những thệ nguyện của mình.
Theo Thập tín Hoa nghiêm, trong trạng thái thể nghiệm tín, tâm không ngưng nhiên tĩnh tại mà biến chuyển qua nhiều mức độ thâm sâu. Vào giai đoạn sơ khởi tu pháp Thập tín, do quang minh của Phật chiếu rọi, tín thể nhập với Phật tánh, Thiện Tài được nhập tam muội Lý Thông Huyền mô tả như trên. Trong tam muội, tâm thức tiến hóa qua suốt các bậc Thập tín thâm sâu. Theo Lý Thông Huyền, Phổ Chiếu, và nhiều luận sư về kinh Hoa Nghiêm, mười tín tự chúng biểu tượng toàn bộ 52 giai vị Bồ Tát đạo.
Tri kiến phật theo Pháp Hoa
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì nó là kinh ở thời kỳ sau cùng cùng với Đại Bát niết bàn nên nó tổng hợp lại hết quá trình Phật giảng từ nguyên thuỷ đến Đại thừa và gom lại thành nhất thừa. Như thế tri kiến Phật là thái biết Phật giảng là điều tổng hợp to lớn của đạo Phật. Ngộ tri kiến Phật là ngộ từ nguyên thuỷ đến Đại thừa gom tụ lại là ngộ nhất thừa. Việc ngộ đó được chia theo tuần tự như sau:
Vô minh từ đâu mà có? Nó do nghiệp mà có. Giải thích như vậy cũng không làm thỏa mãn tri kiến Phật. Nó là ý thức đầu tiên của đứa bé sinh ra đời nên che mờ tánh giác sẵn có trong tàng thức mang theo. Jasper nhà triết gia người Đức cũng đặt câu hỏi này: từ khởi thủy của con người đã có sẵn tánh giác thì nghiệp chưa có xảy ra thì làm sao có vô minh được? Phải có một kiếp người mới có nghiệp, như vậy khởi thủy đầu tiên kiếp người thì chưa có nghiệp thì tại sao lại nghiệp làm tánh giác che mờ trở thành vô minh? Nhiều lần Bà la môn hỏi Phật về việc này đều im lặng sấm sét. Phật không muốn đưa ra tranh luận từ đâu mà có khởi đầu 12 nhân duyên là vô minh. Vàng ròng đã có sẵn thì làm sao thành vàng quặng khi sinh ra kiếp người, khởi thủy chúng ta là Phật vì vô minh nên giờ ta đi tu là trở về khởi thủy đó. Bồ Tát Long Thọ và Duy thức luận của Thế Thân Vô Trước cũng cố gắng giải đáp vô minh đầu tiên này. Nó hiện hữu do duyên khởi mà có, đó là duyên tụ lại của 5 uẩn thành ra vô minh. Rồi 12 bước đi đến sinh tử là khổ đau lậu hoặc. Phật dạy ta làm sao diệt bỏ lậu hoặc chứ không phải dạy ta bằng sự tranh cãi triết lý vô minh và tánh giác. Vì thế kinh Lăng nghiêm với Thiền tông lục tổ Huệ Năng làm dấy lên nhiều câu hỏi rất khó trả lời. Sau đó Trung quán ra đời giải thích là bất cứ hiện tượng gì cũng do duyên mà hiện hữu thì tánh bất xác định hay là giả danh làm nền vạn pháp nên vô minh hiện hữu do duyên mà ra. Duyên khởi là sự xảy ra giữa các pháp còn giả danh là thức ta xen vào cho nó là một cái tên, tất cả đều là không. Tục đế và chân đế đều đi đến không nên bất tương nghị bằng ngôn ngữ bình thường. Chúng ta phải thiền định tư duy để chiêm nghiệm tánh không thì mới hiểu vạn pháp. Ngài Nguyệt Xứng cho rằng tục đế có 3 yếu tố: 1 là vô minh che đậy chân lý tánh giác, 2 là sự hiện hữu tùy theo nhân duyên, 3 là chúng ta xen vào cho nó tên là giả danh và vật được giả danh. Giả danh này do chúng ta đặt tên tùy theo tánh chất và hiện hữu của chúng theo ý thức phân biệt. Tuy giả danh nhưng cần thiếc vì nhờ nó chúng ta hiểu được chiêm nghiệm được chân lý của chân đế từ tục đế. Ngộ chân đế thì mới gọi là Niết bàn. Bồ tát Long Thọ bảo thế gian và Niết Bàn không khác nhau, tuyệt đối và hiện tượng tương đối không khác nhau, chỉ vì duyên khởi mà có hai việc này. Khi biết được do duyên thì không chấp chặc vào hai thái cực nầy. Để đạt được chiêm nghiệm này chúng ta có dùng sự trực nhận trực giác trực diện hiện tượng để hiểu pháp, kế tiếp là dùng tánh bất nhị của vạn pháp. Ngô đạo là dùng trực giác và bất nhị này mà ngộ được.
-Chân không diệu hữu: Trung quán về tánh không và duy thức kết hợp 3 tự tánh tạo thành Chân không diệu hữu. Tri kiến Phật là biết thấy Phật cho ra một trạng thái chân lý tuyệt đối mà không có tên rõ ràng. Tùy theo kinh mà nó có tên: Kim Cang thì gọi là Kim Cang Bát Nhã ba la mật tức trí tuệ Kim cang. Viên giác thì gọi Viên giác tánh tròn đầy chân lý được giác ngộ viên mãn. Pháp Hoa thì gọi Tri kiến Phật hay Phật thừa. Hoa Nghiêm thì gọi Trí Huệ Phật. Lăng nghiêm thì gọi Chơn tâm hay Như Lai tạng là tâm thể chân thật, kho tàng Như Lai trong chúng sanh. Duy Ma Cật thì gọi là Pháp môn Bất Nhị. Thiền tông thì gọi là Chơn tánh, Chơn như Phật tánh, Bản lai diện mục, Pháp thân Phật. Như vậy có hai đối kháng, một là hình tướng không thật do duyên là có sinh diệt vô thường đối đãi là có hai. Một bên kia là chân tánh thì không sinh diệt không đối đãi Bất nhị và không hình tướng. Với hai đối kháng này mà ta tu tập là tìm cách diệt cái một để có cái hai là điều sai lầm. Vậy chúng ta tu tập ngộ đạo là biết nương theo cái một mà nhận ra cái hai từ trong cái một mà có. Tương tự ngón tay chỉ lên mặt trăng, mặt trăng không có ở đầu ngón tay mà nó có nương theo ngón tay hướng đi lên đến mặt trăng và khoảng cách từ đầu ngón tay đến mặt trăng đó là hư không là chân không để có hữu là mặt trăng. Ngón tay là phương tiện mà thôi. Giác ngộ là nhận ra mặt trăng còn lúc đầu chưa nhận ra thì là vô minh. Hư không đó bao gồm có hư không, huyễn không, nhân không, và cuối cùng chân không. Xin xem bài viết: tư duy về tri kiến Phật cùng tác giả: Nguyên lý Không có 4 lãnh vực: Hư không, Huyễn không, Nhân không, Chân không.
– Hư không: là không gian, khoảng không, không khí hay môi trường. Còn được gọi là không trong 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức. Nhờ có hư không mà vạn pháp có hiện hữu. Theo kinh Lăng Nghiêm, hư không có tánh hư không và tướng hư không. Tánh hư không Phật gọi là thật tánh giác vì tánh giác là thật hư không. Tánh hư không gọi là không đại là tâm Chân như, là Như lai tạng bao trùm khắp giới. Tướng hư không là do nghiệp chúng sinh mà hiện hữu khắp đầy mười phương. Tướng hư không tất cả chúng sanh ba cõi không thể tìm ngoài Tánh hư không của Tâm Chân như. Ngược lại Tánh hư không của Tâm chân như cũng không thể tìm thấy ngoài tướng hư không, lời kinh Lăng Nghiêm Phật dạy. Tánh là bản chất tướng là hình tướng là hiện tượng. Nhìn lên bầu trời chúng ta thấy không trống rỗng là tướng hư không bao trùm vũ trụ. Tánh là bản chất hư không lại là Chân như tâm Chân như là vô tướng là bản thể.
– Huyễn không: đứng về nguyên lý không, vạn pháp là không thật thể có, giả tạo nên gọi là huyễn không. Huyễn hữu là vạn pháp có mặt giả tạo không thật thể do duyên sanh, do ngũ uẩn hiện hành. Vì vạn pháp có tên gọi do chúng ta đặt ra từ ý thức của chúng ta mà có. Vạn pháp do ngủ uẩn do duyên kết thành vũ trụ cũng vậy chúng ta cũng vậy và do ý ta đặt tên mà có danh sắc. Huyễn không là nói về bản thể thì do tâm thức mà hình thành thì là huyễn không, do nghiệp mà tạo ra nên có ngả có tôi có pháp nên gọi là ngã pháp. Như vậy nghiệp tướng mà bị xóa đi thì vạn pháp không còn dấu vết nào nữa. Tất cả là không có thật thể nên gọi là huyễn không.
– Nhân không: nhân đây là nguyên nhân còn gọi là nhân tố hạt giống của các yếu tố là không, trạng thái không Bát nhã Tâm kinh gọi là ngủ uẩn vai không.
– Chân không: Bồ Tát Long Thọ gọi Trung quán luận là Chân không diệu hữu, hữu là có cách kỳ diệu là Chân như Niết bàn. Niết bàn tịch tĩnh không có nghiệp tướng của các pháp nên không có sanh diệt dơ sạch tăng giảm như Bát nhã Tâm kinh. Kinh Lăng Già tam ấn và Luận Đại thừa Khởi tín đều gọi nghiệp tướng chuyển tướng và hiện tướng là ba tướng được sanh ra. Nhân tạo ra do nghiệp nên gọi là nghiệp tướng sinh ra quả kết quả là chuyển tướng và hiện tướng là tướng hiện tiền. Trong thế giới chân không tịch tĩnh không còn nghiệp tướng nữa nên kinh Bát nhã Tâm kinh gọi là không tướng nên không sanh diệt tăng giảm dơ sạch. Vậy thật sự chân như pháp tánh là chân thật nơi Phật an trú là trạng thái chân không là tánh Không qua kinh Hoa Nghiêm là thế giới không bị ngăn ngại nên gọi là thế giới Vô dư Niết bàn. Chúng ta hiểu đoạn văn này bằng hiểu bản chất vô tướng trong khi hiện tượng thì do nghiệp có hình tướng mà sinh ra. Tu tập là tìm về thế giới chân thật chân như pháp tánh Vô dư Niết bàn.
Ngộ Duy thức
Xin xem bài : Dòng sông tâm thức Duy thức cùng tác giả: Các pháp là giả, thật tướng của nó là vô thường, mê thì cho là thật thì giác là biết nó là giả tức là không có bản ngã không có tự có gọi là vô pháp tướng là thật tướng. Người giác là nhìn sự vật là biết có tánh áp đặt, y tha khởi do duyên phân biệt sanh ra, đất nước gió lửa phải do Tâm mới gán vô làm nó hoạt động vì cần thức mới hiện được nên trong các pháp Tâm làm chủ là vậy. Các thức này là 3 thức: Ý thức tâm phân biệt liễu biết cảnh thực, Mặc na thức và A lại da thức. Biết duyên sanh, y tha khởi là không có thật thì hết tham sân si thì cực lạc. Thân chết đi thì sao? Vũ trụ do A lại da biến ra các pháp, mê rối loạn sanh ra thân này mà không biết thân ta rất nhỏ nhoi trong cái Phật tánh rộng bao la, khi ta chết đi là đi về cái bao la vũ trụ mà ta có mặt khắp mọi nơi chứ không hạn hẹp trong cái thân ta nhỏ nhoi. Thay đổi tư tưởng thì sẽ thấy giác ngộ cũng từ các pháp đó thay đổi tâm thức, bất tăng bất giảm đừng chấp thân mình. Thân giả do tạp nghiệp làm tái sanh. Thân đích thật mình là pháp thân và ngã thật mình là Chân ngã tức là chân tâm bao trùm vũ trụ. Mê và giác cũng từ các pháp này mà ra nên Phật pháp không rời thế gian pháp là vậy. Kinh Pháp hoa giống nhà vua dọn cổ tiệc vừa cho các quan, có ông quan chấp tự ty nên không dám ăn, mình có Phật tánh hiện ra khi tham sân si diệt thì căn bản to lớn. Luôn luôn biết nó là y tha khởi là giả thì sẽ an nhiên tự tại giác ngộ thường trực lúc nhớ lúc quên thì nếu quên thì nó biến trở lại y tha khởi biến kế. Nếu tu lòng vòng thì tu lâu lắm như không sát sanh, tu đạo tác thành cõi trời thành A la hán Thanh văn. Ngay cõi nhân học thẳng vô Phật trí đi thẳng vào lý đại thừa này. Duy thức và Pháp hoa đều không biết, đạt Trí đạo phải có duyên ba không (ba tự tánh đều là không) buông bỏ, bất thối chuyển là không đi lui dù chạy chậm hay mau. Tạo chủng tử bất thối chuyển đời sau sẽ đạt. Ba tánh vừa kể mà còn chấp thật có 3 tánh này là không được. Các pháp đó thực biến hiện duyên sanh thì tận cùng là không có, là tánh không. Ba vô tánh vì giải thích là vô vô hết cả 3 tánh nầy. Phải học 3 tánh này rồi từ chối nó lắp thêm 3 cái vô tánh, từ chối không ba tánh thì thành Không tánh là kết luận cuối cùng. Khởi Không tánh thì sai vì không tánh thiện ác không thật không giả không có không phải không mà nói gì không đúng nên gọi là bất khả thuyết bất khả tương nghị là vậy. Khi tâm thức chúng ta dừng lại thì căn bản Trí sanh ra gọi là trực giác, trực kiến tâm linh là đây. Từ thiện ác là nghiệp mà giờ tu về Trí phân định Phật trí và chúng sanh trí. Vô ngôn và không phân biệt thì trực giác xuất hiện là giác ngộ Phật tánh thành Phật. Học Phật trí có tâm lực lớn nên hành nhỏ tự nhiên có. Cách tu ở cõi dục thân ngũ dục là khổ nạng thì tu .Thân này là sắc nên tu là Xã cái dục. Pháp Xã là xã ngũ dục, ly lìa ngủ dục sanh ra hỷ lạc do dục nó mất nên đạt cảnh trời thứ nhất. Hỷ lạc giờ là nặng nên tiếp tu thiền lìa hỷ lạc lên Định rồi sanh ra hỷ lạc của định thì đạt được Ly là lìa sanh ra diệu lạc, xã diệu lạc là xã niệm thì thanh tịnh cao của sắc giới. Cõi dục tu đến xã niệm thì thành tứ thiền Xã nhưng Ngả chấp chưa phá được. Bỏ xã bên ngoài chưa bỏ cái ngã chấp được. Tu lên nữa là bất động là tu Định nên đạt đến không, đến thức bất động tạm thời dứt sự kềm chế thì động trở lại nên rơi xuống dưới. Tam giới là do ngã chấp vẫn chưa phá được ngã chấp nên chưa xóa tam giới kẹt trong tam giới chưa giải thoát. Thiền và định của phàm phu nên chưa giải thoát. Niệm phật trì chú là tạm dừng lại cảm giác thôi. Ý thức với 5 thức đầu sanh hoạt sanh ra tâm sở là tham sân si, thí dụ tâm sở sân hận thì niệm phật là trụ được 1 tâm sân tâm sở nằm trong sanh hoạt 8 thức. Ba thức sau cùng là sanh ra tam giới. Tam giới do 8 thức biến có tâm sở, có tâm vương rồi sanh ra tâm sở phụ thành tạo nghiệp thiện ác. Giờ hệ thống 8 thức có 3 thức có tâm vương và tâm sở , dừng tâm sở có hai loại thiện ác tâm sở phiền não gồm 6 món, thiện có 11 tâm thiện để tu tiếp giải thoát cốt lõi. Phiền não tâm sở trói buột vào luân hồi sa đọa cái ác đau khổ. Bước đầu tu là phá trừ phiền não tâm sở và tăng trưởng tâm thiện sở. Song song việc đó, phá bớt vô minh che Phật tính ta, đâm thủng được là phiền não tâm sở là tâm lý vui buồn cuộc sống. Tứ tổ mới dạy rằng: Bắc phong không làm động, tâm các ông là động như bão lớn. Tu mà đạt mình giữ tâm làm sao gió bắc phong thổi không động thì rất quí. Bước đầu là tu cắt phiền não tâm sở bỏ, giữ thiện tâm sở và giữ tâm vương. Cắt đuôi phiền não hỷ nộ ái ố dục lạc động tâm, khen chê buồn vui đừng áp đảo tâm mình. Bước thứ hai là Tứ diệu đế là siêng năng dứt điều ác đã sanh rồi dứt điều ác chưa sanh rồi phát triển điều thiện đã có và chưa có như Tứ chánh cần. Cứ thế là tu là dứt vọng, tâm động cũng là vọng nên sợ, vui buồn cũng là vọng. Phân tích rõ rằng cái gì loại ra, cái gì nuôi lên thì dễ tu hơn. Niệm ác phiền não trừ cho hết của Tịnh độ. Bước đầu tu là nhằm vào đây mà dứt. Thiện tâm sở cứ phát triển. Tóm lại duy thức dạy ta tu tập sau khi hiểu rõ thật tướng các pháp, hiểu rõ tâm mà áp dụng Tứ chánh cần quán chiếu thiền định cũng như tánh Không. Kết hợp Nguyên thủy Trung quán Duy thức thiền định duyên khởi vô ngã vô pháp.
Ngộ Như Lai tạng Phật tánh
Xin xem bài viết : dòng sông tâm thức: Như Lai Tạng: Đại thừa có 3 triết lý quan trọng là Tánh Không, Duy thức, và Như Lai Tạng. Cả 3 học thuyết này đều xảy ra sau khi Phật nhập diệt nên nhiều người cho rằng không phải do Phật thuyết giảng nhưng Đại thừa không đồng ý. Như Lai Tạng nói dễ hiểu là chúng sanh có chứa tồn trữ từ lâu đời Phật tánh ở trong ta. Phật là chữ do Trung Hoa dịch ra từ Buddha là giác ngộ, tiếng Việt nam là Bụt. Phật có nghĩa là giác là không sanh không diệt không đến không đi không tăng không giảm không nhơ không sạch, tức là thanh tịnh chân như tuyệt đối. Phật tánh có trong chúng ta và tu sẽ thành Phật là thuyết có từ lâu. Những nơi tàng trữ Phật tánh đó là thuyết Như Lai Tạng có từ khi kinh Lăng Nghiêm có mặt và do Thiền tông đề cao, nhất là Lục tổ Huệ Năng xiển dương, chúng ta có sẵn tánh giác nên thiền để vén mây tan ra thì trăng tỏ. Vén mây tan bằng thiền định thiền công án. Trăng là Phật tánh đã có sẵn sẽ hiện ra. Như vậy Như Lai Tạng là học thuyết của Thiền tông nhiều hơn các môn phái khác. Nhưng thiền tông ở phía nam gọi là nam truyền thì đốn ngộ theo Lục tổ Huệ năng và bắc truyền thì Thần tú là tiệm ngộ khác nhau. Tiệm ngộ thì cho rằng trăng đó phải tu tập học tập Phật pháp mới có trăng chứ không tự nhiên mà có sẵn. Việc này được bàn cãi cã năm trời sau này Thiền tông thống nhất nam bắc tông một nhà với câu đốn ngộ tiệm tu. Như Lai Tạng là triết lý về tánh Chân Như có sẵn trong chúng sanh khi còn vô minh. Chủng tánh Như lai nầy bất biến và nó còn gọi là thanh tịnh tâm tự tánh. Học thuyết (phenomenon) Như Lai Tạng để thuyết rằng chúng sanh có Phật tánh nên tu thành Phật là một điển hình của Đại Thừa vì Đại Thừa là tu thành Bồ Tát và Phật. Tất cả được chứng minh qua kinh điển và luận của Đại Thừa và dĩ nhiên không có trong kinh điển Nguyên thủy. Vấn để ngã được giải thích và bàn cãi suốt từ cả ngàn năm nay về việc cái gì, ai chịu trách nhiệm của nghiệp báo đi đầu thai. Ai qua bên kia bờ mà thuyền không có người chèo thuyền đi qua. Tất cả chỉ là một dòng tâm thức nên chúng ta là một dòng sông tâm thức trôi chảy không ngừng kiếp người.
Kết luận
Ngộ đạo đồng nghĩa giải thoát là điều Phật dạy cho chúng ta. Ngộ đạo là sự biến chuyển hay thay thế giữa vô minh và giác ngộ. Nó không phải từ ngoài cho vào mà từ sự thay thế mà thôi. Nhưng con người chúng ta thường hay tìm đường tu tắt và nói đường khác là tu lòng vòng, đó là tăng thượng mạn. Tăng là tăng ni người tu hành, thượng là cao, mạn là ngã mạn. Tăng ni có ngã mạn cho rằng mình tu cao người khác tu thấp. Thường là Thiền tông hay mắc phải điều này vì cho rằng mình tu thiền là cao là trực chỉ tâm mà kiến tánh thành Phật. Thật ra ngộ đạo là biết rõ cái gì, biết rõ vô ngã rồi đến vô pháp, rồi đến tánh không rồi đến duy thức và chân tâm rồi đến Phật tánh và giải thoát luân hồi. Nói theo TT Thích trí Huệ thì tu là như cắt cỏ, gom các cỏ lại cột chặt lại là thiền định rồi mới dùng tuệ trí mà cắt cỏ hết cùng một lúc. Tuệ có sau khi diệt triền cái và kiết sử. Không như thiền tông là nhảy vọt lên mái nhà nên định huệ nhất như không có định cũng không có huệ. Để biết mình đạt chứng ngộ đến bậc nào, điều đầu tiên là sáng ra cái minh đầu tiên là Túc mạng minh. Túc là biết thọ mạng của mình đến đâu và lúc nào thì chết. Để biết tâm mình thuần phục chưa thì quán tâm thấy ngộ được đến độ nào. Khai mở tâm thì khai mở nhãn, có cái nhãn thức thành thiên nhãn chưa? Chỉ cần quán chiếu xét bản thân mình thì biết ngộ đạo đến mức nào. Học kinh luận ngồi thiền thực hành quán chiếu miên mật rồi tu nghiệm chính bản thân mình đi đến tuệ giác đến độ nào.Ta chứng nghiêm chính ta chứ không cần đến thầy hay người khác chứng nghiệm ngộ đạo của mình. Tâm ta thanh tịnh tham sân si diệt đến độ nào? Nhãn thức ta là nhục nhãn hay thiên nhãn? Túc mang minh của ta đến đâu? Sự sáng suốt của ta đến độ nào do ta tự chứng nghiệm bằng tư duy thiền định. Thời xưa con người đơn giản nghiệp mỏng và tu tập dễ đắc đạo. Ngày nay quá nhiều năm tiến bộ của vật chất thỏa mãn dục tánh của chúng ta nên nghiệp thì quá dầy và mỗi kiếp mỗi dầy thêm. Dục cũng vậy quá dầy quá nhiều đòi hỏi cho cuộc sống khi ta sinh sống. Nghiệp dầy, vô minh dầy, dục càng cao càng phức tạp thì làm sao tu tập bao nhiêu điều Phật dạy mà có thể ngộ đạo như thời xưa được. Đúng là thời mạt pháp.
Nam Mô Thích Ca mâu ni Phật!!
Xem phần 1: Dựa theo kinh luận Ngộ đạo là ngộ điều gì?
Phổ Tấn
source https://www.niemphat.vn/dua-theo-kinh-luan-ngo-dao-la-ngo-dieu-gi-phan-2
Nhận xét
Đăng nhận xét