https://www.niemphat.vn là pháp tu dựa vào tự lực cùng tha lực. Tự lực là tâm lực của chính mình nhất tâm niệm Phật. Tha lực là những nguyện lực của 48 đại nguyện Phật A Di Ðà
Giới thiệu Niệm Phật
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
– Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Thích Tôn có lời huyền ký: “Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ.” (Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chỉ trụ bá tuế. Kỳ hữu chúng sanh trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ. – Vô Lượng Thọ Kinh.)
– Nơi Kinh Đại Tập, đức Thế Tôn đã bảo: “Trong đời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi.” (Mạt pháp ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo, chỉ y Niệm Phật pháp môn, đắc liễu sanh tử. – Đại Tập Kinh).
– Ngài Thiên Như thiền sư, sau khi đắc đạo cũng đã khuyên dạy: “Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục.” (Mạt pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chỉ lưu A Di Đà Phật tứ tự cứu độ chúng sanh. Kỳ bất tín giả, ưng đọa địa ngục. – Thiên Như ký ngữ). Bởi đời mạt pháp về sau khi các kinh đều ẩn diệt, chúng sanh căn cơ đã yếu kém, ngoài câu niệm Phật, lại không biết pháp môn nào khác để tu trì. Nếu không tin câu niệm Phật mà tu hành, tất phải bị luân hồi. Và trong nẽo luân hồi, việc lành khó tạo, điều ác dễ làm, nên sớm muộn gì cũng sẽ bị đọa địa ngục.
– Ấn Quang pháp sư, một bậc cao tăng cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo: “Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các pháp khác, nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có, nơi phần liễu thoát luân hồi trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức hiện những kỳ tích phi thường, song đó đều là những bậc Bồ Tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm để dẫn dắt chúng sanh đời mạt pháp, như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy cũng chỉ vừa theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chớ không phải chứng đạo. Chỉ riêng pháp môn Tịnh Độ, tuy ít người tu chứng được Niệm Phật Tam Muội như khi xưa, nhưng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà, mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi về cõi ấy rồi thì không còn luân hồi, không bị thối chuyển, lần lần tu tập cho đến lúc chứng quả Vô Sanh.” Những lời huyền ký như trên cho chúng ta thấy pháp môn Niệm Phật rất hợp với nhân duyên thời tiết, và trình độ căn cơ chúng sanh đời nay. Vì thế đức Như Lai mới dùng nguyện lực bi mẫn lưu trụ Kinh Vô Lượng Thọ để khuyến hóa về môn Niệm Phật. Lại, chư Bồ Tát, Tổ Sư cũng khởi lòng hoằng nguyện thương xót, tùy theo thời cơ, chỉ dạy pháp môn Tịnh Độ để cứu vớt chúng sanh.
Pháp môn tịnh độ là pháp tu dựa vào tự lực cùng tha lực. Tự lực tức là tâm lực của chính mình nhất tâm niệm Phật. Tha lực là những nguyện lực của 48 đại nguyện mà Ðức Phật A Di Ðà đã phát lúc còn ở nhân địa tu hành. Ngoài tự lực còn có thêm tha lực, chỉ cần thành thật, nhất tâm niệm Phật thì cầm chắc chiếc vé vãng sinh. Chỉ cần giữ chặt câu Phật hiệu, niệm đến dứt hơi thở cuối cùng, nhất tâm cầu sinh Tịnh độ thì tự mình không bị lạc đường, lại cũng không rơi vào đường ma, như thế sẽ không nguy hiểm cho kiếp lai sinh. Chính vì những lý do trên mà nội dung chính của trang web tập trung vào Pháp Môn Tịnh Độ.
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian để tìm hiểu những bài Phật Pháp
Website: https://www.niemphat.vn
Facebook: https://www.facebook.com/www.niemphat.vn
Twitter: https://twitter.com/niem_phatvn
Lời sám hối của một thiền sư trước khi lâm chung qua lời kể lại của một người bạn. Một vị thiền sư trước khi lâm chung đã bày tỏ sự sám hối về những việc đã từng làm trong suốt cuộc đời của mình, cũng là lời cảnh báo cho tất cả những người đã và sẽ bước đi trên con đường tu hành. Vị thiền sư ấy là một người bạn thâm giao nhiều năm của tôi, mắc phải bệnh nan y, trong thiền định mà đối mặt với cái chết, cũng như tham ngộ về cái chết. Vốn là bạn tốt của nhau, trước lúc ông qua đời, tôi thường xuyên đến thăm và lắng nghe những lời chỉ bảo từ ông ấy. Mỗi lần tôi đến, thấy ông luôn ngồi ngay ngắn, trên gương mặt tiều tụy luôn mỉm cười. Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện, ông nói: “Cả một đời của tôi đắm chìm trong hư danh. Tuy nhìn bề ngoài rất có tiếng tăm, cũng xuất bản sách, cũng có người theo tôi học Phật, nhưng tôi biết rõ, bản thân mình vốn không thật sự giác ngộ, cũng không thấy được chân ngã của mình, bây giờ nghĩ lại mới thấy tưởng thông minh lại bị thông minh hại”. Xem thêm: Lời tự...
Nhiều người thường hiểu sai rằng phúc báo là sự giàu có dư dả, nhà cao cửa rộng. Không phải như vậy, Phúc báo là sự may mắn, biến nguy thành an, gặp dữ hoá lành. Ở đời, ai cũng mong muốn mình phúc dày, được thành công, trở thành người nổi bật, ngồi không cũng có “sung rơi trúng đầu”. Nhưng phúc báo không phải tự nhiên mà có, không phải cứ cầu sẽ được. Xem thêm: Dấu hiệu bạn đã tu từ nhiều kiếp trước Phúc báo đến từ đâu? Phật dạy rằng vạn vật đều từ tâm mà ra. Muốn có phúc báo, con người cần tu tâm dưỡng tính, gieo nhân phúc, làm điều thiện. Có 10 dấu hiệu cho thấy bạn là người có phúc báo lớn do tích đức từ tiền kiếp hoặc hiện tại, bạn có được bao nhiêu đức tính trong đó? Người có phúc báo là người tin vào nhân quả 1. Người có phúc báo thì lúc khó khăn luôn có lối thoát Một người sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại trong cuộc sống, và nếu tìm được lối thoát nhanh chóng như xuất hiện tình huống thuật lợi bất ngờ hoặc có người tự dưng hỗ trợ, (có quí nhân giúp đỡ) thì người đ...
Mỗi gia đình sau khi có người thân vừa qua đời thường làm 1 số việc đễ “hỗ trợ” cho người thân đã mất của mình như cúng dường, làm phước… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm đúng, xin quý vị hãy tham khảo bài viết Làm phước và hồi hướng là hỗ trợ người âm đúng cách để biết cách làm tốt nhất cho người thân của mình. Xem thêm: Người chết có nhận được thức ăn người sống dâng cúng hay không Làm phước và hồi hướng là hỗ trợ người âm đúng cách Sau khi tái sinh, người Âm vẫn tưởng mình là mẹ, là cha hay một nhân vật nào đó trong cõi người. Họ tái sinh vào cõi Âm vì nghiệp lực mà chủ yếu là sự “khao khát khôn nguôi” một điều gì đó trên đời, do đó người đời thường gọi người Âm là quỷ đói (ngạ quỷ). Tuy cũng có trường hợp là quỷ đói thật nhưng không phải là tất cả nên gọi như vậy cũng oan, vì nhiều người ở trong cõi này cũng vẫn lương thiện, chỉ là do còn luyến tiếc điều gì đó mà hóa thân như vậy thôi… Khi họ trả nghiệp xong hoặc thoát khỏi ảo tưởng dính mắc của họ thì có thể tái s...
Nhận xét
Đăng nhận xét