Phật giáo có trọng nam khinh nữ không?

Trong Phật giáo Nam truyền theo Thượng tọa bộ, vì đặc biệt coi trọng vị trí của Tỳ kheo, cho nên vô hình chung, hình thành quan niệm trọng nam khinh nữ. Phật lại hay răn dạy hàng Tỳ kheo sắc đẹp đàn bà là đáng sợ; nữ sắc là ma, là rắn độc. Thực ra, bản tâm của Phật không phải là trọng nam khinh nữ, bởi vì sắc dục là thuộc cả 2 giới tính nam và nữ; đối với nam giới thì nói nữ sắc là đáng chán bỏ, còn đối với nữ giới, thì nam sắc lẽ nào không đáng chán bỏ?

Do đó, trên quan điểm học Phật chứng quả, thì nam nữ là bình đẳng. Chỉ trừ một hạn chế là phụ nữ muốn thành Phật thì phải chuyển thành thân nam giới, còn thì không còn có khác biệt gì hết giữa nam và nữ, trong việc học Phật chứng quả. Phụ nữ có thể thành A La Hán, thành Bồ Tát. Thí dụ như Bồ Tát Quán Thế Âm thường hiện thành thân phụ nữ. Khi chất người phụ nữ hết sức gần gũi với tinh thần từ bi của Bồ Tát. Phật cũng thường nói : “Lấy từ bi làm đức hạnh của nữ”. Phụ nữ chỉ thiếu khí phách kiên cường của nam giới, cho nên trong kinh Phật, phụ nữ không thể làm chuyển luân Thánh vương thống trị bốn thiên hạ được.

Thí dụ như Bồ Tát Quán Thế Âm thường hiện thành thân phụ nữ. Khi chất người phụ nữ hết sức gần gũi với tinh thần từ bi của Bồ Tát. Phật cũng thường nói: “Lấy từ bi làm đức hạnh của nữ”. Phụ nữ chỉ thiếu khí phách kiên cường của nam giới, cho nên trong kinh Phật, phụ nữ không thể làm chuyển luân Thánh vương thống trị bốn thiên hạ được.

Trích đoạn ngắn trong pháp thoại của thầy Thích Phước Tiến về việc Phật giáo có trọng nam khinh nữ không? Mời quý vị cùng lắng nghe chia sẻ của Sư Phụ để giải đáp thắc mắc này.

YouTube Video



source https://www.niemphat.vn/phat-giao-co-trong-nam-khinh-nu-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự lợi ích và phước báu của sự thành thật

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa