Ý nghĩa lễ Tự tứ

Pháp thoại Ý nghĩa lễ Tự tứ được thầy Thích Thiện Thuận thuyết giảng tại chùa Bửu Quang, huyện Đất Đỏ, tỉnh BRVT, ngày 25/07/2020

Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịch và kết thúc vào ngày 15 tháng 9 âm lịch.

Sau ba tháng an cư mùa mưa, vào ngày kết thúc an cư mùa mưa, chư Tăng phải hội lại tại trú xứ mà mình nhập hạ để làm lễ Tự tứ (Pavāraṇā). Ngày Tự tứ có thể thực hiện vào ngày 15 tháng 9, cuối tháng 10 hoặc trễ lắm là vào ngày 15 tháng 10 âm lịch, nghĩa là phải làm lễ tự tứ trong thời gian mùa mưa, không được quá mùa mưa.

Pavāraṇā thường được dịch là Tự tứ, và từ này đã được dùng phổ thông trong Phật giáo. Tuy nhiên, ý nghĩa chính thức và chủ yếu của từ Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ-khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.

Xem thêm: Truyền thống an cư và tự tứ theo tinh thần bắc truyền Phật giáo | Lễ tự tứ

YouTube Video



source https://www.niemphat.vn/y-nghia-le-tu-tu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự lợi ích và phước báu của sự thành thật

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa