Sanh tử lẽ đương nhiên

Pháp thoại Sanh tử lẽ đương nhiên được Thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ tại tu viện Trúc Lâm, ngày 21/06/2020

Tử sinh đừng hỏi, kẻo phí lời.
Thời tiết “nhân duyên” vốn tại trời.
Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.
Hoa nở tháng Ba, luôn vẫn vậy.
Gà gáy canh năm đánh thức người.
Cái đạo, cái tâm ai thấu hiểu,
Mới biết phù du sống ở đời.
~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~

Sống trong Đạo, về cùng Tâm, thật sự là một an lạc trần gian, chỉ cần mảnh áo chê thân, hai buổi cơm thanh đạm, còn lại tất cả những thứ khác, có cũng vui, không có cũng xong, không dính mắc…
Tuệ Trung Thượng sĩ, đến trần gian trong thời Nhà Trần, Giặc Nguyên tràng khắp thế giới, nhưng đi qua Viết Nam, bị tan rã dưới Ngài Tuệ Trung. Xong việc rồi, Ngài xin từ quan, về hưu đi rong chơi Trần Gian, thuyết pháp cho Tăng Ni, và giác ngô Vua Trần Nhân Tông bằng câu: “Quay vào quán chiếu lại chính mình, không thể tìm cầu bên ngoài”. Đủng duyên ra về, Ngài ra ngoài đại sảnh, nằm xuống tự tại ra đi, nói người nhà không được khóc vì Ngài “đã biết đường đi lối về.
Gia đình họ Bàng bên Trung Hoa cũng vậy…Sau khi ngộ được Đạo, với câu: “không làm bạn với muôn pháp”. Đem tiền bạc đổ biển, lập Thất ngoài cửa chùa, đang chiếu trồng rau, đổi gạo qua ngày, chờ ngày đủ duyên cả gia đình an nhiên tự tại ra đi.

Ông có làm bài kệ:
“Tâm như, cảnh cũng như – Không thật, cũng không hư –
Có cũng chẳng quản – Không cũng chẳng cư –
Chẳng phải hiền, thánh – Xong việc phàm phu –
Dễ lại dễ –
Tức năm uẩn này có chân trí –
Thế giới mười phương đồng một thừa –
Pháp thân không tướng nào có nhị –
Nếu bỏ phiền não vào Bồ Ðề –
Chẳng biết nơi nào có Phật địa ? ”
~Bàng Long Uẩn~

YouTube Video



source https://www.niemphat.vn/sanh-tu-le-duong-nhien/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự lợi ích và phước báu của sự thành thật

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa