Tản mạn về ngày sinh nhật của tôi

Thưa Tôi.

Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. 

Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha cho tội lỗi và xin người chỉ dạy Phật pháp. Lục tổ chỉ dẫn bằng câu hỏi= bản lai diện mục của thượng tọa Minh là gì? Hãy tự hỏi nan đề của câu hỏi này đi. Thượng tọa Minh bật lên ngộ đạo.

Tản mạn về ngày sinh nhật của tôi

Hôm nay ngày sinh nhật của Tôi, vậy bản lai diện mục của Tôi là gì? Cái mà khi cha mẹ chưa sanh ra tôi là gì? Lúc đó tôi đang ở đâu? Tôi có không? Sao từ lúc được sinh ra thì lại có cái Tôi? Vậy cái tôi này có bền vững có cố định có thật sự là cái tôi không?

Phật dạy vô ngã là đây. Cái tôi nầy do duyên mà kết hợp từ hư không 5 uẩn hội tụ lại kết thành tôi thành hình trong bào thai của mẹ. 5 uẩn do duyên thì hội tụ hết duyên thì tan rã theo quy luật sinh tử là quy luật bất biến. Uẩn này có từ hư không nên mới Bát Nhã gọi nó là không. Làm sao trong hư không trống không mà có uẩn nầy nhỉ? Einstein bảo theo nguyên lý bảo tồn năng lượng thi mass and energy conversion. Khi năng lượng biến thành vật chất và ngược lại chứ nó không bao giờ bị triệt tiêu. Năng lượng ấy đã biến thành 5 uẩn từ hư không là vậy, tức là năng lượng tâm thức ấy biến ra vật chất là uẩn sắc nhờ bào thai của mẹ, còn lại 4 uẩn kia là dạng năng lượng tiếp tục. Năng lượng ấy là tâm thức của kiếp trước tôi mà có. Vậy trước khi cha mẹ sinh ra, tôi là một năng lượng Phật gọi là Tâm thức, chúng sanh gọi là vong linh. Vậy hãy nghiên cứu cái năng lượng này là ngộ đạo. Năng lượng thì vô tướng nên làm sao mà nghiên cứu được. Đã gọi là nghiên cứu thì phải chứa đựng, cân đo phân tích mà nó vô tướng thì làm gì được. Vậy phải dùng cái vô tướng để nghiên cứu cái vô tướng mới được. Vậy ta phải tư duy bằng tâm thức của ta để hiểu tâm thức đó, Phật gọi là phản quang tự kỷ là tự mình tư duy xét lại chính mình thì mới hiểu được năng lượng này. HT Thích Thanh Từ, thiền sư Thích Nhất Hạnh là hai người đi tu lâu năm về Thiền Trúc lâm Yên tử là phản quang tự kỷ này. Vậy là phải thiền mới hiểu năng lượng này. Vậy các lối tu khác có hiểu được không? Trả lời có hiểu được . Bất cứ lối tu nào cũng đi đến bằng thiền dù dưới tên khác nhau. Nhất tâm bất loạn của niệm Phật Nam mô là thiền. Ngồi thiền Tứ Niệm Xứ cũng là thiền, trì chú “uhm” cũng là thiền. Đã thiền thì đi đến Định và tuệ giác. Tuệ giác là biết cái gì? Biết cái năng lượng mà tôi có trước khi cha mẹ sinh ra, cái biết thứ hai sau cái biết của não bộ. Để trả lời tôi có hiện hữu hay không? Phật bảo tôi có hiện hữu và sẽ chết đi theo một vòng tròn 12 nhân duyên và vòng tròn này bịt kín nên không có lúc nào mở đầu, lúc nào chấm dứt. Xoay quanh vòng tròn này thì có khi nào biết được lúc mở đầu là lúc con người có hiện hữu trên trái đất này không? Vì không có khởi đầu và kết thúc nên không có đến có đi thì làm sao đáp được con người này từ đâu sinh ra? Vì không có đến có đi thì làm gì có thời gian nữa? Không có thời gian thì không gian cũng thu nhỏ lại thành hạt cải tức là không còn có không gian vì thời gian và không gian làm duyên cho nhau nên cái nầy mất đi thì cái kia mất theo. Không có thời gian và không gian thì làm gì có số lượng mà đếm? Vậy cả 3 thứ nầy mất đi thu nhỏ đi thì ý thức của ta cũng mất dần đi thu nhỏ đi tức là thiền là thu nhỏ ý thức chính là đây. Thời gian không gian số lượng là do ý thức ta tạo ra. Thu nhỏ ý thức này là ý thức của não bộ ta phân tích suy luận. Thu nhỏ ý thức là đạt định trong thiền nên khi định là dễ đi đến hôn trầm ngủ gật. Ý thức thu nhỏ lai thi Mạt Na Thức cũng thu nhỏ theo là cái ngã thu nhỏ theo thành vô ngã. Ý thức đó thu nhỏ lại thì cái gì hiện ra? Cái nội tâm trong tàng thức hiện ra khi ý thức thu nhỏ lại cộng với vô ngã thì tàng thức đó bấy giờ chính là chân tâm là chân như là Phật tánh ta vậy. Chính nội tâm trong tàng thức đó sáng ra nên gọi là Tánh Giác. Ngô đạo được từ đây!

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật!

Phổ Tấn



source https://www.niemphat.vn/tan-man-ve-ngay-sinh-nhat-cua-toi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự lợi ích và phước báu của sự thành thật

Phật giáo không mang tính áp đặt và đe dọa